Chi phí cơ hội hay chi phí kinh tế (opportunity cost or economic cost) là khái niệm phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực khan hiếm vào việc sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Chẳng hạn, khi sử dụng nhiều nguồn lực hơn để sản xuất lương thực, thì người ta sẽ còn lại ít nguồn lực hơn để sản xuất đồ uống. Bởi vậy trong hình 11, đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) chỉ ra lượng lương thực và đồ uống có thể sản xuất bằng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nếu xã hội quyết định tăng mức sản xuất lương thực từ OF Ị lên 0F2, nó sẽ có ít nguồn lực hơn để sản xuất đổ uống và vì vậy mức sản xuất đồ uống giảm từ ODị xuống 0D2. Độ dốc của đường PPF biểu thị tỷ lệ chuyển đổi cận biên, tức tỷ lệ giữa chi phí cận biên của việc sản xuất một hàng hoá và chi phí cận biên của việc sản xuất ra hàng hoá khác, Trong thực tế, không phải tất cả các nguồn lực đều dễ dàng chuyển từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.

Hình 11. Chi phí cơ hội.

Các quyết định hàng ngày của chúng ta đều có chi phí cơ hội. Nếu một người có thu nhập hữu hạn quyết định mua một hàng hoá, anh ta phải bỏ qua cơ hội mua những hàng hoá khác. Sở thích về một kết hợp giữa lương thực và đồ uống được biểu thị bằng đường bàng quan ỉ của anh ta trong hình 11. Độ dốc của đường bàng quan cho thấy tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng. Đại lượng này cho biết một người sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu lương thực để có được một đơn vị đồ uống. Nếu đường bàng quan / đặc trưng cho sở thích tất cả mọi người tiêu dùng, xã hội sẽ ở trong trạng thái cân bằng tại điểm A ven lượng lương thực OF/ và lượng đồ uống UD, bởi vì chi tại điểm này, chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực (độ dốc của PPF) mới bằng chi phí cơ hội của việc chi tiêu số thu nhập hữu hạn.