Cảng chuyển tải thông báo, chủ hàng phải tự động sắp xếp tàu khác để đưa hàng về cảng đích. Trong trường hợp Carrier phá sản như thế này, theo Incoterm, bên bán hay bên mua, ai sẽ chịu chi phí cước phát sinh để đưa hàng tiếp từ cảng chuyển tải về cảng đích tại Việt Nam. Vui lòng tư vấn giúp. Xin cảm ơn. Trân trọng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của công ty Luật LVN Group. 

 Có bắt buộc rời khỏi ngành khi không giải quyết được việc gia đình không ?

 Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty  Luật LVN Group. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Incoterms 2010

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của Incoterms 2010 đối với loại hình CFR: “Người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích. Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và đường sông.” Như vậy, theo Incoterms 2010, bên bán sẽ phải chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích. Như vậy, theo quy định trên, bên bán phải chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển cho đến khi hàng đến cảng đích mà không giới hạn các trường hợp.Nghĩa vụ trên chỉ chấm dứt khi hàng đến cảng đích. Cảng đích trong trường hợp của bạn là cảng tại Việt Nam. Do đó, trong trường hợp trên, bên bán vẫn phải chịu chi phí để đưa hàng tiếp từ cảng chuyển tải về cảng đích tại Việt Nam. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                          

Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group.