1. Chi phí giám định thương tật do ai chi trả ?

Xin chào công ty luật LVN Group,tôi có câu hỏi xin được giải đáp :bố mẹ tôi bị các con trai nhà hàng xóm đánh gây thương tích vùng đầu và ngực, tôi đã làm đơn trình báo lên công an xã ,huyện và yêu cầu được giám định thương tật để khởi kiện hình sự.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group, chi phí giám định này sẽ do ai chi trả ?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191.

Trả lời:

Theo Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trưng cầu giám định như sau:

Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Căn cứ Điều 36Luật giám định tư pháp 2012 quy định về việc chi phí giám định tư pháp, theo đó:

Điều 36. Chi phí giám định tư pháp

Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

Như vậy, trong vụ án của bạn, sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự về hành vi cố ý gây thương tích của người đã đánh bố mẹ của bạn, cơ quan điều tra ( tức cơ quan công an) sẽ tiến hành các bước tố tụng và trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại.

2. Gây thương tật 28% có bị phạt tù không ?

​Chào Luật sư của LVN Group. Bọn em uống rượu đánh người gây thương tích 28% cho người khác. Bọn em đã nhận tội và thành khẩn khai báo sang nhà bị hại để bồi thường nhưng người bị hại quyết tâm kiện cho ra tòa. Hỏi bọn em sẽ bị xử phạt thế nào và có bị truy tố trách nhiệm hình sự không ạ?
Em xin cảm ơn.

Xác định tỷ lệ thương tật và trách nhiệm hình sự khi uống rượu say đấm người khác mù mắt ?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật 28% khi có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định trên. Tuy nhiên, còn căn cứ vào việc bạn gây thương tích có thuộc 1 trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k của khoản 1 nêu trên hay không? Nếu có thì bạn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm. Nếu không có một trong các tình tiết này thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Tỷ lệ thương tật dưới 11% có khởi tố hình sự được không ?

Thưa Luật sư! Tôi đi chơi về thì thấy có mấy người đang cãi nhau ở ngã ba đường. Tôi chạy đến thì thấy em tôi đang cãi nhau với mấy thanh niên xã khác. Tôi có đuổi em tôi về nhưng ai ngờ em tôi và mấy thanh niên xã khác lao vào đánh nhau.
Tôi thấy vậy tôi lao vào ngăn cản nhưng em tôi bị 1 thanh niên khác đuổi theo dùng cây đập vào đầu và đánh em tôi khiến tôi và em tôi phải nhập viện. Em tôi bị tụ máu não còn tôi bị khâu 12 mũi ở trán bên phải. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi đi giám định thương tật mà không đến 11% thì tôi có quyền làm đơn tố giác tội phạm không ?
Tôi xin cám ơn.

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…”

Như vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ tương tật là 11% em bạn cũng đã có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định những thanh niên xã này có sử dụng hung khí nguy hiểm để gây ra thương tích cho em trai mình không. Em trai mình có bị cố tật như: sẹo, sứt mặt,… hay không. Nếu như họ có những hành vi đó (hoặc những hành vi quy định tại các Điểm trong Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự nêu trên) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với những thanh niên xã đó được.

4. Xác định tỷ lệ thương tật và trách nhiệm hình sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có va quẹt giao thông với người đi bộ( trong tình trạng say rượu) làm gãy chân trái và phải phẫu thuật gắn inox. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi trong trường hợp trên thì tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm và tôi có bị truy tố về trách nhiệm hình sự hay không?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tỷ lệ thương tật dưới 11% có khởi tố hình sự được không ?

Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Về giám định tỷ lệ thương tật

Bạn có thể thực hiện việc giám định tự nguyện tại cơ sở y tế cấp huyện

Bên cạnh đó, Việc thực hiện trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật khi tiến hành tố tụng được quy định tại điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Thứ hai, Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 dù trong tình trạng say rượu như sau:

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo đó, thiệt hại về sức khỏe làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự như sau:

4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”

>> Tham khảo bài viết liên quan: Chưa thành niên gây tai nạn chết người xử lý như thế nào ?

5. Xác định tỷ lệ thương tật khi uống rượu say đấm người khác mù mắt ?

Kinh gửi Luật LVN Group , Tôi có một câu hỏi xin được luật LVN Group tư vấn giúp ạ. Tôi có người bạn đi uống bia ở quán thì gặp người khác cũng đã uống bia sang nói chuyện và xảy ra cãi vã, bạn tôi có tát người kia vào má và người kia dùng cốc bia đấm vào mắt bạn tôi gây vỡ nhãn cầu, sau khi điều trị tại bệnh viện mắt trung ương thì bạn tôi một mắt còn 1/10 mắt kia bình thường.

Vậy tôi xin hỏi người kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu bị thì toà sẽ xử như thế nào ạ ?

Rất mong nhận được sự tư vấn của luật LVN Group. Xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự thì Căn cứ theo Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Thứ hai, chúng tôi xác định tỷ lệ thương tật cho người bạn đó như sau:

Căn cứ theo Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y:

Điều 1. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

1. Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;

2. Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;

3. Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;

4. Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

Điều 2. Nguyên tắc giám định

1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

Tại Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích

Chương 11

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC

Tổn thương cơ quan Thị giác

II. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực

4. Một mắt giảm thị lực từ 1/20 đến 1/10, mắt kia bình thường ———————— Tỷ lệ tổn thương là 21-25 %

Như vậy, căn cứ vào các quy định như đã viện dẫn ở trên thì người đó sẽ bị Toà án xử tội vào khung thứ nhất (khoản 1) Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 với mức án là: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group