1. Chi tiền làm thêm giờ thế nào cho đúng ?

Chào Luật sư của LVN Group. Đơn vị tôi là Trung tâm Dịch vụ việc làm, là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Hàng năm, đơn vị tôi được sử dụng kinh phí từ 2 nguồn để hoạt động:

Ngân sách nhà nước cấp và kinh phí chi hoạt động quản lý Bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp. Trong năm 2015, đơn vị tôi có tổ chức sàn giao dịch việc làm và ngày mở sàn rơi vào thứ 7, chủ nhật, các cán bộ tham gia phiên giao dịch việc làm. làm các ngày trên đều được thanh toán chế độ làm thêm giờ. Kế toán đã thực hiện chi trả số tiền làm thêm giờ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho cả cán bộ hưởng lương ngân sách (5 người) và cán bộ hưởng lương từ nguồn Bảo hiểm thất nghiệp (4 người). Tuy nhiên, đầu năm 2016, thanh tra sở tài chính về làm việc, đã kết luận, việc chi trả làm thêm giờ nêu trên là sai đối tượng, số cán bộ hưởng lương bảo hiểm thất nghiệp, thì chế độ làm thêm giờ phải chi từ nguồn bảo hiểm thất nghiệp, nếu lấy ngân sách nhà nước chi là chi sai đối tượng hưởng, số tiền đã chi phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Chúng tôi đã giải trình, việc mở sàn giao dịch việc làm là việc chung của toàn đơn vị, vì lợi ích của toàn đơn vị, cần huy động toàn bộ lực lượng cán bộ để hỗ trợ, không thể rập khuôn nguồn nào chi nguồn đó vì thực tế cán bộ hưởng lương BHTN cũng chịu sự quản lý chung của lãnh đạo trung tâm, các chi phí điện nước, văn phòng phẩm, cũng được phân bổ đều giữa 2 nguồn kinh phí, không thể rạch ròi bên Bảo hiểm hay bên ngân sách được, nhưng thanh tra không đồng ý. Như vậy việc kết luận của thanh tra là đúng hay sai ạ?

Xin cảm ơn.

Chi tiền làm thêm giờ thế nào cho đúng ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mục V Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định:

“V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ trong tháng được tính trả vào kỳ lương của tháng sau liền kề căn cứ vào bảng kê chi tiết số giờ thực tế làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ trong tháng có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nguồn kinh phí chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ:

a) Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nguồn kinh phí chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.

b) Đối với các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, nguồn kinh phí chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

3. Căn cứ cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm tổ chức lao động của ngành, hạn chế việc phải làm thêm giờ và ưu tiên bố trí nghỉ bù cho những giờ làm thêm.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, đối chiếu theo quy định pháp luật thì kinh phí chi trả tiền lương làm thêm giờ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Tư vấn pháp luật miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191. Trân trọng./.

2. Thắc mắc về tiền lương làm thêm giờ ?

Tiền lương làm thêm giờ luôn là vấn đề thắc mắc với người lao đông và người sử dụng lao động. Luật LVN Group sẽ giải đáp những vấn đề này.

Thắc mắc về tiền lương làm thêm giờ ?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật lao động về tiền lương làm thêm giờ, gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào Bộ luật lao động năm 2019, quy định cụ thể về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan”.

“Điều 106. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau”.

“Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tính lương làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ tết dương lịch

Thưa Luật sư của LVN Group, xin tư vấn giúp tôi tính lương làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ tết ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn làm thêm giờ vào ngày tết dương lịch, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 21 giờ. Căn cứ quy định của Bộ luật lao động thì thời gian bạn làm việc thêm giờ vào ngày lễ sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Có nghĩa là nếu bạn làm việc vào ngày lễ là tết dương lịch thì bạn sẽ được trả lương ít nhất 300% lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm, ngoài tiền này ra, nếu công ty hay cửa hàng nơi bạn đang làm việc có chế độ thưởng, tiền lương ngày lễ thì bạn cũng sẽ vẫn được nhận cả số tiền này nữa.

Bên cạnh đó, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ làm đến 21 giờ nên không được xem là làm việc ban đêm, chính vì vậy bạn cũng sẽ không được hưởng thêm tiền lương làm việc ban đêm.

Như vậy, khi bạn làm thêm giờ vào ngày lễ tết dương lịch thì bạn sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

4. Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi nào ?

Thưa Luật sư: Tôi có làm việc tại công ty A được 6 tháng đến 1/6/2017. Đến ngày 3/12/2017 tôi có nhận được việc làm mới nhưng tôi làm đến ngày 30/7/2018 tôi nghị việc. Xin hỏi: đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần không ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vê vấn đề thăc mắc của bạn công ty Luật LVN Group xin đưa ra tư vấn như sau.

Điều kiện hưởng BHXH một lần. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lầnnhư sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội”.

Như vậy với trường hợp đầu tiên bạn đã nghỉ việc từ 1/6/2017 nhưng bạn đã chuyển sang công ty khác và tiến hành đóng bảo hiểm xã hội thì bạn nên tiến hành thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội . Bạn có thể tham khảo thủ tục gộp sổ sau.

5. Thủ tục hưởng BHXH một lần.

Với trường hợp (Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội)

Theo điều Điều 109 Luật BHXH 2014Luật việc làm 2013 quy định Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật LVN Group