1. Chia di sản thừa kế là đất đai và tranh chấp thừa kế đất ?
>>Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
1. Vấn đề thừa kế:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;b) Di chúc không hợp pháp;c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, sau khi bố mẹ bạn mất, di sản thừa kế sẽ được chia cho những đồng thừa kế ở hàng thứ nhất. Theo thông tin bạn cung cấp, các anh chị bạn tại thời điểm đó đều từ chối nhận di sản thừa kế. Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
Điều 620. Từ chối nhận di sản1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản
Theođó, khi các đồng thừa kế cùng xác nhận vào văn bản là di sản chưa được chia thì tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu chia tài sản chung là khối di sản thừa kế. Khi đó, khối di sản do bố mẹ bạn để lại sẽ được coi là tài sản chung của tất cả các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất.
Nếu không có văn bản của các đồng thừa kế xác nhận di sản chưa chia thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn yêu cầu chia tài sản chung nói trên.
2. Tư vấn chia di sản thừa kế ?
Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, chúng tôi giả sử rằng chị em bạn đã thành niên và có khả năng lao động. Theo dữ liệu bạn đưa thi ba mẹ bạn cùng đứng tên sổ đỏ trị giá 1.300.000.000, như vậy đây là tài sản chúng của ba mẹ bạn, khi ba bạn mất đi tài sản này sẽ chia đôi mỗi người được 650.000.000. Phần tài sản (di sản) bố bạn để lại sẽ được chia thừa kế. Do bạn không nói rõ ba bạn mất có để lại di chúc hay không cho nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
* Trường hợp 1: Nếu ba bạn để lại di chúc nhưng mẹ và ông bà bạn được hưởng di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì mẹ và ông bà bạn sẽ được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
* Trường hợp 2: Nếu ba bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế của ba bạn để lại được chia theo pháp luật (Điều 675 Bộ luật Dân sự). Theo đó di sản của ba bạn được chia đều cho tất cả nhưng người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luậ1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Những điều cần lưu ý: Việc chia di sản thừa kế khi có di chúc không những phụ thuộc về giá trị pháp lý của di chúc mà còn phụ thuộc vào việc xác định còn ai là người được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không?
3. Khởi kiện việc phân chia di sản thừa kế thực hiện như thế nào ?
Tuy nhiên khi ba tôi mất mẹ kế tôi tự ý sang tên sở hữu qua cho bà mà không thông qua 2 anh em tôi ( trước đó anh trai tôi đã làm đơn gửi ủy ban quận đề nghị đóng băng tài sản). 1/bây giờ chúng tôi muốn khởi kiện để phân chia tài sản thừa kế thì phải chuẩn bị những gì. 2/những người ký chuyển quyền sở hữu đất cho mẹ kế tôi có đang vi phạm pháp luật3/trong trường hợp chúng tôi ở xa không tiện tham gia thì có thể thuê Luật sư của LVN Group đại diện được không. Chi phí khoảng bao nhiêu ?
Rất mong nhận được hồi âm của Luật sư của LVN Group.
Luật sư trả lời:
Thứ nhất,phần tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hay phần tài sản đứng tên của bố bạn và mẹ kế của bạn được xác định là tài sản chung của vợ chồng như sau:
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Vì là tài sản chung của bố bạn và mẹ kế của bạn nên khi bố bạn mất thì phần quyền về tài sản của bố bạn sẽ thuộc di sản thừa kế nếu không có di chúc sẽ thuộc những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật ( hàng thừa kế thứ nhất), nếu như các đồng thừa kế không thể thỏa thuận và chia thì có quyền yêu cầu tòa án nhân dân quận/ huyện nơi có bất động sản đứng ra chia, Khi nộp đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế: bạn cần có đơn khởi kiện, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của các đồng thừa kế, giấy chứng tử của bố bạn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ( giấy tờ có giá trị chứng minh khác…)
Thứ hai, nếu mẹ kế bạn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất cho người khác:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc ký kết hợp đồng của mẹ bạn được tiến hành là chưa đủ thẩm quyền vì còn liên quan đến các đồng thừa kế khác chưa có đồng ý về việc chuyển nhượng này, cụ thể hợp đồng đó không đảm bảo về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Bạn có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đó vô hiệu theo quy định của BLDS tại Điều 122:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Thứ ba, bạn có quyền thuê Luật sư của LVN Group để đại diện cho bạn, hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trước tòa án
Bạn hoàn toàn có quyền thuê dịch vụ Luật sư của LVN Group để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, về chi phí thì tùy từng công ty và tùy vào quá trình tham gia tranh tụng thời gian kéo dài bao lâu, …. mà có cách xác định giá là khác nhau.
4. Tư vấn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế ?
Kính Chào toàn thể Công ty Luật LVN Group, Tôi có 1 vấn đề xin được tư vấn về pháp luật như sau, cụ thể: Cha mẹ tôi sinh ra 3 anh chị em, trong đó chị tôi đã lấy chồng nhưng không có giấy tờ hôn thú. Trong thời gian cha mẹ tôi già, chỉ có tôi và anh trai chăm sóc ( chị ấy không hề chăm sóc cha mẹ), sau khi cha mẹ tôi mất có để lại 1 mẫu đất và lập di chúc để lại mẫu đất ấy cho tất cả các con. Tôi muốn hỏi như vậy thì liệu chị tôi có được nhận phần thừa kế nào trong di chúc hay không?
Rất mong Công ty giải đáp giúp Tôi rất cảm ơn.
Trả lời:
Thắc mắc về việc chia thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo quy định của pháp luật về thừa kế thì việc bố mẹ bạn muốn để lại tài sản của họ cho ai, với số lượng bao nhiêu là hoàn toàn có thể và đúng với quy định của pháp luật quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền của người lập di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúcNgười lập di chúc có quyền sau đây:1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Đối với thắc mắc của bạn về việc trong 1 hàng thừa kế, tất cả mọi người con không kể gái hay trai, con đẻ hay con nuôi đều cùng thuộc 1 hàng thừa kế, có nghĩa là khi chia tài sản tất cả mọi người con đều được chia, theo pháp luật về thừa kế thì đây đúng là 1 quy định, cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, tất cả các con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của những người thừa kế theo pháp luật đối với tài sản của bố mẹ bạn, tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp mà bộ luật dân sự năm 2015 quy định rõ tại Điều 650 như sau:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;b) Di chúc không hợp pháp;c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chị bạn được hưởng thừa kế theo di chúc của bố mẹ bạn.
5. Hướng dẫn vụ việc chia di sản thừa kế theo pháp luật ?
Hiện nay có 3 đồng sở hữu muốn chuyển nhượng phần thừa kế của mình. Trong 3 đồng sở hữu còn lại, 1 đồng sở hữu chỉ đồng thuận việc chuyển nhượng khi mình được “định vị” rõ ràng: phần tôi ở gian nào và tầng mấy?. Đồng sở hữu ấy đề nghị 1 bản thỏa thuận phân chia tài sản chung với 4 điều nêu sau đây: Điều 1: Phân chia cho các Ông : Ông Một, Ông Hai và Ông Ba đồng sở hữu chung toàn bộ gian nhà bên trái nhìn từ ngoài vào, ký hiệu Hộ A, có díện tích khuôn viên là: 50m2, diện tích xây dụng nhà là: 135m2, diện tích sử dụng chung là 36m2 là sân và lối đi chung. Ông Một, Ông Hai và Ông Ba được toàn quyền sở hữu và sử dụng phần nhà được chia. Điều 2: Phân chia cho các Bà : Bà Bốn, Bà Năm và Bà Sáu đồng sở hữu chung gian nhà còn lại, ký hiệu Hộ B, tức là gian nhà bìa phải nhìn từ ngoài vào, có diện tích khuôn viên 52m2, diện tích xây dựng nhà là 155m2, diện tích sử dụng chung là 36m2 là sân và lối đi chung.
Trong đó: Bà Bốn được sở hữu phần nhà ở tầng trệt (tầng 1), Bà Năm được sở hữu phần nhà ở tầng 2, Bà Sáu được sở hữu phần nhà ở tầng 3 Điều 3: Việc phân chia này nhằm mục đích để mỗi đồng sở hữu có 01 phần nhà riêng tư để sử dụng, có thể sửa chửa, trang trí nội thất lại theo nhu cầu sử dụng và thuận tiện trong việc chuyển nhượng lại phần nhà được chia mà không cần có sự đồng ý bằng văn bản của từng đồng sở hữu. Điều 4: Các đồng sở hữu có quyền tự xin tách thửa, tách chủ quyền phần nhà được chia nếu hội đủ các thủ tục theo qui định của cơ quan nhà đất có thẩm quyền mà không cần có sự đồng ý bằng văn bản của từng đồng sở hữu.
Tôi xin ghi chú ở đây:
1) Các ông Một, Hai và Ba có ý muốn chuyển nhượng phần mình cho ông A.
2) Ông A sau khi mua hộ A, có ý định tách thửa gian nhà nầy. Bà Sáu, tác giả Bản thỏa thuận nêu trên, có suy nghĩ như sau: a) Muốn được toàn quyền quyết định về phần mình được thừa hưởng b) Nếu trong tương lại có luật lệ cho phép, bà Sáu sẽ tách thửa phần hộ của mình: Theo điều 4 bên trên, các đồng sở hữu gian hộ A được “tự do” tách thửa, bà Sáu cũng muốn được quyền nầy “cất bỏ túi”, có để sau nầy dùng! Tôi, Bà Năm thì có suy luận :
a) Căn hộ B trước sau vẫn là 1 khối tài sản chung hợp nhất. Như thế thì:
a1) Các đồng sở hữu phải cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. a2) Bà Sáu đòi hỏi: “Tự do chuyển nhượng, tặng cho hoặc xin tách thửa, tách chủ quyền không cần sự đồng ý của từng đồng sở hữu”. Việc đòi hỏi trên của bà Sáu theo luật cần phải có sự đồng thuận của 3 đồng sở hữu trong khối tài sản chung hợp nhất (hộ B). Nếu không có được 1 thỏa thuận chung (cho hộ B) thì các việc liện hệ nêu trên sẽ được giải quyết theo pháp luật hiện hành khi có nhu cầu. Việc phân chia tài sản và định vị coi như đã có thống nhất ý kiến, bà Sáu không thể từ chối chấp thuận để 3 đồng sở hữu khác chuyển nhượng phần mình- b) Người thực hiện bước tách thửa là ông A. Không có việc “bà Năm cho các ông Một, Hai, Ba quyền tách thửa”. Sau khi Biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của 6 đồng sở hữu và hợp đồng chuyển nhượng 3 phần (căn hộ A) được ký, ông A có thể tự xin tách thửa theo luật nhà đất hiện hành: Hộ A thỏa đủ điều kiện diện tích để tách. Nếu cần thiết, ông A sẽ yêu cầu 3 đồng sở hữu hộ B cho phép mình thực hiên việc tách thửa. Ba đồng sở hữu ầy không có 1 lý do chính đáng nào để từ chối. Việc bà Sáu lúc đó ra điều kiện, đòi bà Năm cho trước mình quyền tách thửa để cất bỏ túi, mặc dù luật lệ chưa có: Thỏa thuận cho việc trong tương lai, luật lệ hiện giờ chưa có, hậu quả ra chưa ai biết, có công chứng được không? Tòa án nào phán rằng, bà Sáu có lý khi đòi hỏi, ra điều kiên như thế? Chuyện tách thửa của bà Sáu ở gian hộ B không thể thực hiện được hiện tại vì không hội đủ điều kiện diện tích để chia cho 3 đồng sở hữu ở gian nhà ấy. Do đó không cần bàn đến trong thời điểm ấy.
Thưa quí Luật sư của LVN Group, xin hỏi:
1) Ai là người có lý lẽ đúng?
2) Tòa án sẽ giải quyết ra sao? Có thể đưa đến chuyện bán nhà để chia đều không?
Cám ơn quí Luật sư của LVN Group.
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người có quyền thừa kế như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vậy khi mẹ bạn mất không để lại di chúc, sáu anh em bạn đã có văn bản thoản thuận để chia di sản thừa kế đó theo các phần nên di sản thừa kế là tài sản chung theo phần. Thoả thuận tại văn bản thoả thuận trên là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định của bộ luật dân sự thì quyền và nghĩa vụ đối với phần tài sản trong khối tài sản chung theo phần là:
Điều 209. Sở hữu chung theo phần1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Từ quy định trên cho thấy, phần tài sản đã chia cho người thừa kế thì người thừa kế có quyền định đoạt tài sản đó tức là Ông một, hai, ba; bà bốn, năm, sáu quyền tách thừa, chuyển nhượng cho người khác mà không cần sự đồng ý của người thừa kế khác theo thoả thuận.
– Nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ dựa theo quy định của pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật. Ông một, ông hai, ông ba, bà bốn, bà năm, bà sáu sẽ được hưởng các phần bằng nhau nếu đủ diện tích tách thửa thì tách thửa và được quyền định đoạt phần di sản thừa kế được hưởng.
– Những người thừa kế là ông một, hai ba; bà bốn, năm, sáu nếu thoả thuận được là bán nhà để quy ra tiền rồi đem chia đều thì pháp luật tôn trọng sự thoả thuận đó.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Thừa kế – Công ty luật LVN Group