1. Tổng quan về Châu Âu

Châu Âu hay Âu Châu (Europe) về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á. Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía Đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu (xem chi tiết trong bài Địa lý châu Âu). Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Dân số châu Âu vào năm 2015 ước tính vào khoảng 740.814.000: chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới.

Nền kinh tế của châu Âu hiện là lớn nhất trong số các châu lục trên Trái Đất. Cũng như các châu lục khác, châu Âu có sự phân hóa lớn về sự giàu có giữa các quốc gia của nó. Các nước phát triển có tập trung ở Tây Âu và Bắc Âu; một số nền kinh tế Trung và Đông Âu vẫn đang nổi lên từ sự sụp đổ của Liên Xô và sự sụp đổ của Nam Tư.

Châu Âu trong năm 2010 có GDP danh nghĩa là 19.920 tỷ đô la (chiếm 30,2% của thế giới). Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Tiếp theo là Pháp, xếp hạng thứ 6 trên toàn cầu theo GDP danh nghĩa, tiếp theo là Ý, đứng thứ 7 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, tiếp theo là Nga xếp thứ 10 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, sau đó là Tây Ban Nha xếp hạng thứ 13 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa.

2. Liên minh Châu Âu

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 430 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hiệp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.

3. Quyền con người

Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân “hiển nhiên có” do sự tồn tại của mình.

Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

4. Liên minh châu Âu và quyền con người

Trong Liên minh châu Âu, quyền con người được thừa nhận có giá trị phổ quát và không thể phân chia. Xuất phát từ yêu cầu này, Liên minh châu Âu đã thiết lập sự hỗ trợ tích cực và bảo vệ quyền con người không chỉ trong phạm vi các quốc gia thành viên mà còn mở rộng trong quan hệ với các quốc gia ngoài Liên minh. Đồng thời, Liên minh châu Âu tôn trọng các thẩm quyền sâu rộng của chính phủ các quốc gia thành viên trong lĩnh vực này.

Trọng tâm trong chính sách bảo vệ quyền con người ở châu Âu là các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng cam kết thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em, cũng như quyền của người thiểu số và người du cư (Displaced Person – DP).

Mặc dù Liên minh châu Âu có truyền thống tốt đẹp tôn trọng các quyền con người song trên thực tế việc thực thi chính sách của Liên minh luôn cần có sự giám sát nhằm bảo vệ các quyền con người một cách có hiệu quả. Theo đó, các giám sát sẽ hướng các mục tiêu chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại và phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, giới tính, tuổi tác, khuyết tật hoặc khuynh hướng tình dục. Liên minh châu Âu cũng chú trọng đến việc bảo vệ quyền con người trong các trường hợp tị nạn và di dân, đặc biệt trong bối cảnh Liên minh châu Âu trong nhiều thập kỷ qua đã cho phép những người dân của các quốc gia khác đến làm việc hoặc tị nạn do chiến tranh hay khủng bôi

Trong khuôn khổ của Chương trình về việc làm và liên kết xã hội (PROGRESS), Liên minh châu Âu hỗ trợ một loạt các biện pháp để chống tệ phân biệt chủng tộc và bài ngoại trong lĩnh vực này. Đối với chương trình PROGRESS 2007-2013, ngân sách được duyệt với số’ tiền là 743.000.000 euro. Gần một phần tư số’ tiền đó là dành cho các biện pháp chống phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng đã thiết lập một cơ quan chuyên trách về quyền cơ bản (FRA).

Hiện nay, đấu tranh chống tệ nạn buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Liên minh châu Âu. Theo đó, Liên minh đã tiến hành một loạt các Chương trình xuyên biên giới trong lĩnh vực này – đặc biệt trong hợp tác với các nước ứng cử viên gia nhập Liên minh và các nước láng giềng ở Đông Nam châu Âu.

Liên minh châu Âu đã chủ động thực hiện từng bước nâng yêu cầu bảo vệ quyền con người trở thành vấn đề trung tâm trong quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Theo đó, tất cả các Hiệp định thương mại và Hiệp định hợp tác giữa Liên minh với các quốc gia không thuộc Liên minh đều chứa đựng một điều khoản quy định rằng tôn trọng quyền con người là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong quan hệ giữa các bên. Đến nay, có khoảng 120 Hiệp định như thế đã được ký kết. Một minh chứng rõ nhất về vấn để này được thể hiện thông qua Hiệp định Cotonou về thương mại và viện trợ phát triển giữa Liên minh châu Âu và 78 quốc gia đang phát triển ở châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương. Trong trường hợp các quốc gia này vi phạm các quyền con người, thì các ưu đãi về thương mại sẽ bị hủy bỏ và các chương trình hỗ trợ phát triển có thể bị giới hạn. Theo quan điểm Liên minh châu Âu, các mục tiêu chính của chính sách phát triển và xóa đói giảm nghèo chỉ có thể đạt được thông qua các thiết chế dân chủ. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với các quốc gia đối tốc khác.

Chương trình bảo trợ của EU cho các hoạt động nhân đạo toàn cầu thường không bị giới hạn ngay cả khi có sự vi phạm các quyền con người. Với sự giúp đỡ bằng tiền hoặc bằng hiện vật và hỗ trợ kỹ thuật, mục đích duy nhất của Liên minh châu Âu là giảm thiểu sự đau khổ của con người, cho dù nó được gây ra bởi một thảm họa tự nhiên hoặc lạm dụng quyền lực..

Trong những năm qua, Liên minh châu Âu đã thực hiện các cuộc đối thoại về quyền con người với một số các quốc gia, đặc biệt là CHLB Nga, Trung Quốc và Iran.

5. Thúc đẩy hoạt động bảo vệ nhân quyền trên thế giới

Để thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, Liên minh châu Âu đã thông qua gói ngân sách cho hoạt động bảo vệ quyền con người và dân chủ trong giai đoạn 20007-2013 trung bình ở mức 1,1 tỷ euro, đặc biệt trước đòi hỏi của tiến trình toàn cầu hóa. Theo đó, hoạt động bảo vệ quyền con người của Liên minh sẽ chú trọng vào các mục tiêu chính sau đây:

– Tăng cường dân chủ, quản trị công tốt và nhà nước pháp quyền;

– Loại bỏ án tử hình ở các quốc gia còn duy trì hình phạt này;

– Chống việc tra tấn thông qua các biện pháp phòng ngừa và biện pháp hình sự;

– Chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử thông qua việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị.

Vối nguồn ngân sách trên, các dự án thúc đẩy sự bình đẳng giới và bảo vệ quyền của trẻ em sẽ được tài trợ. Bên cạnh đó, các biện pháp chung về bảo vệ quyền con người của Liên minh châu Âu và các tổ chức khác cũng được ủng hộ. Hiện nay, các tổ chức đối tác chủ yếu là: Liên hiệp quốc, ủy ban quốc tế của Hội chữ thập đỏ, Hội đồng châu Âu, Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)