Trả lời:

1. Cơ sở của sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài.

Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, tổ chức trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyên lực hợp đồng” hay còn gọi là “quyền lực đại diện” do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm. Phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí nhà nước mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài gặp nhiều khó khăn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của các cơ quan tư pháp để giải quyết.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng tài.

Nhà nước, cụ thể là các cơ quan nhà nước có quyền quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó có tổ chức trọng tài. Với tư cách là một cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, Trọng tài thương mại hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật về trọng tài đã thể hiện sự quản lý của mình đối với trọng tài, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho trọng tài hoạt động. Cơ quan nhà nước thông qua việc phê chuẩn Điều lệ cũng như Quy tắc tó tụng của Trung tâm ưọng tài cũng thể hiện sự quản lý trực tiếp đối với hoạt động của tổ chức trọng tài.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Việt Nam.

Các tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại và phức tạp về tính chất đòi hỏi phải có nhiều phương thức giải quyết khác nhau, phù hợp với từng loại tranh chấp. Trọng tài phi chính phủ là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu vẫn còn hạn chế, thể hiện ở số vụ việc được đưa đến giải quyết tại các Trung tâm trọng tài còn khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tính khả thi của các quy định pháp luật về trọng tài trước đây chưa tốt, dẫn đến các nhà kinh doanh không tin tưởng lựa chọn trọng tài. Có được sự hỗ trợ của các cơ quan tư pháp để khắc phục những điểm hạn chế vì tính phi Chính phủ của mình, trọng tài sẽ trở nên mạnh hơn, hiệu quả hơn và đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Việc trọng tài hoạt động hiệu quả cũng làm giảm áp lực “quá tải” về giải quyết tranh chấp thương mại tại các toà án hiện nay.

2. Hỗ trợ của toà án đối với hoạt động của trọng tài thương mại

Thứ nhất, Toà án từ chối giải quyết tranh chấp khi giữa các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài.

Sự hỗ trợ này của toà án xảy ra trước khi thành lập Hội đồng trọng tài. Toà án đóng vai trò duy trì công lý, bảo đảm sự tôn trọng thỏa thuận trọng tài và ý chí của các bên trong việc đưa vụ việc tranh chấp ra trọng tài. Đó là trách nhiệm từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên lại đưa vụ tranh chấp ra Toà. Tuy nhiên, toà án từ chối giải quyết vụ tranh chấp khi các bên không chỉ có thỏa thuận trọng tài, mà thỏa thuận trọng tài phải có hiệu lực và phải thực hiện được trên thực tế. Đó là thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường họp vô hiệu theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Điều 18) và Trọng tài viên hay tổ chức trọng tài được lựa chọn có điều kiện để giải quyết khi các bên đưa tranh chấp đến trọng tài. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài, nhưng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, toà án vẫn có thẩm quyền thụ lý vụ tranh chấp.

Quy định toà án từ chối thụ lý vụ tranh chấp trong trường hợp thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và thực hiện được trên thực tế là một thông lệ trong pháp luật trọng tài của nhiều quốc gia. Đơn cử như Luật Trọng tài Trung Quốc năm 1994 quy định: “Nếu một bên đưa ra trọng tài hoặc toà án nhân dân về cùng một vụ tranh chấp đã cỏ điều khoản trọng tài, Hội đồng trọng tài hoặc toà án nhân dân sẽ không thụ lý vụ kiện ” (Điều 9)…

Thứ hai,Toà án chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc.

Việc lựa chọn Trọng tài viên để giải quyết ttanh chấp cho mình là quyền của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, đối với trọng tài vụ việc, nếu hết thời hạn quy định mà bị đơn không chọn được Trọng tài viên; hoặc hai Trọng tài viên được chọn không chọn được Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài; hoặc nguyên đơn, bị đơn không thống nhất chọn được Trọng tài viên duy nhất, theo yêu cầu của một hoặc các bên, toà án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bên. Quy định toà án hỗ trợ trọng tài vụ việc trong việc chỉ định Trọng tài viên theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam là tương thích với quy định của luật trọng tài nhiều nước như: Luật Trọng tài Đức (khoản 3 Điều 1035); Luật Trọng tài Thái Lan 1987 (Điều 13, 15); Luật Trọng tài Malaysia 1952 (Điều 12); Quy tắc Tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế ICC 1998 (Điều 7 đến Điều 12); Quy tắc Trọng tài UNCITRAL 1976 (Điều 6 đến Điều 12)…

Trọng tài viên sau khi được chọn hoặc chỉ định phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp luật định. Việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định hoặc do toà án có thẩm quyền quyết định (khoản 1, 4 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). về việc thay đổi Trọng tài viên, Điều 13 Luật mẫu UNCITRAL quy định:

“Các bên được tự do thỏa thuận thủ tục để khước từ Trọng tài viên. Nếu không thỏa thuận, bên có ý định khước từ Trọng tài viên sẽ gửi văn bản nêu rõ lý do để khước từ tới Hội đồng trọng tài hoặc sau khi biết những hoàn cảnh được nêu ra tại khoản 2 Điều 12. Nếu Trọng tại viên bị từ chối không rút khỏi Hội đồng trọng tài hoặc bên kia không đồng ỷ về việc từ chối này, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định. Neu việc từ chổi theo thủ tục được các bên thỏa thuận hoặc theo thủ tục được quy định như trên không thành công, trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được quyết định bác từ chối, có thể yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định tại Điều 6 quyết định việc từ chối này”.

Việc toà án hỗ trợ trọng tài trong việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên sẽ giúp các bên tranh chấp, mặc dù không tự chọn được Trọng tài viên, vẫn giải quyết được vụ tranh chấp bằng trọng tài. Quy định này cũng giúp trọng tài có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà các bên đã tin tưởng giao phó, mặc dù có thể các bên không tự chọn cho mình được Trọng tài viên.

Thứ ba, Toà án xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.

Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không vâ xem xét thẩm quyền của mình. Sau khi xem xét thỏa thuận trọng tài, có hai trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài, Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật;

+ Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.

Trường hợp Hội đồng trọng tài đình chỉ việc giải quyết ừanh chấp, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét quyết định của Hội đồng trọng tài. Nếu toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra toà án nếu không có thỏa thuận khác. Với quy định trên, toà án là cơ quan giúp các bên xem xét lại quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Sự hỗ trợ này của toà án sẽ giúp các bên đương sự chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ tranh chấp; nhằm tránh tốn kém về thời gian, tiền bạc cho các bên. Các quy định tương tự cũng được tìm thấy trong Luật Trọng tài Trung Quốc (Điều 26), Luật Trọng tài Đức (Điều 1032, 1033), Quy tắc Tố tụng của Phòng Thương mại quốc tế ICC (khoản 3 Điều 6)…

Thứ tư,Toà án hỗ trợ việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, nhiều khi các bên hoặc Hội đồng trọng tài đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thu thập được chứng cứ do các tổ chức, cá nhân nắm giữ chứng cứ từ chối cung cấp theo yêu cầu của trọng tài. Khi đó, các bên hoặc chính Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị toà án hỗ trợ bằng việc yêu câu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ các chứng cứ hay các tài liệu đọc được, nhìn được hoặc các hiện vật có liên quan đến vụ tranh chấp cho Hội đồng trọng tài để có cơ sở đưa ra các phán quyết nhanh chóng, chính xác. Quy định này tương thích với quy định của Luật mẫu UNCITRAL khi Luật này quy định:

‘ủy ban trọng tài hoặc một bên với sự đồng ý của ủy ban trọng tài có thể yêu cầu toà án cỏ thẩm quyền của nước này trợ giúp thu thập chứng cứ. Toà án có thể thực hiện yêu cầu đó trong phạm vi thẩm quyền của mình và theo nguyên tắc về thu thập chứng cứ” (Điều 27). Điều 14 Luật Trọng tài Singapore cũng quy định tương tự…

Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản frở cho việc giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị toà án có thẳm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Thẩm phán được phân công phải ra quyết định triệu tập người làm chứng, và người làm chứng có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Toà. Điều này cho thấy Luật Trọng tài thương mại năm 2010 khá tương thích với Luật Trọng tài Hoa Kỳ khi Luật này quy định:

‘‘Các Trọng tài viên có thể gửi (yêu cầu người khác gửi) giấy triệu tập để nhân chứng tham gia và để đưa ra các sổ sách, bản ghi, tài liệu và các chứng cứ khác, và có quyền làm lễ tuyên thệ. Các giấy triệu tập phải được tống đạt, và trên cơ sở đơn yêu cầu của một bên hoặc của các Trọng tài viên tới toà án, phải được thỉ hành theo cách thức luật quy định cho việc tổng đạt và thi hành các trát đòi hầu toà trong một vụ kiện dân sự” (Điều 7). Quy định tương tự cũng được tìm thấy trong Luật mẫu của UNCITRAL…

Với mục đích nhằm bảo toàn tài sản của các bến đang có tranh chấp, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành phán quyết trọng tài, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan. Luật Trọng tài thương mại đã bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Hội đồng trọng tài (so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003) để đảm bảo việc áp dụng biện pháp được nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, vì trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, thỏa thuận trọng tài chỉ ràng buộc đối với các bên mà không có giá trị ràng buộc đối với bên thứ ba, do vậy, việc Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời không thực sự khả thi. Vì thế, các bên có quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài hoặc toà án để yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo luật định. Nhưng nếụ một trong các bên đã yêu cầu toà án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà sau đó lại yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng, Hội đồng trọng tài phải từ chối yêu cầu của bên yêu cầu.

Thứ năm, Toà án hỗ trợ trong việc hủy phán quyết trọng tài.

Phán quyết trọng tài sau khi được tuyên sẽ có giá trị chung thẩm, các bên phải tự nguyện thỉ hành mà không có kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, do những lý do khách quan, chủ quan, phán quyết trọng tài có thể có sai sót, vì thế có thể bị tuyên hủy bởi toà án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài (Điểm g khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; (ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010; (iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy; (iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; (v) Phán quyết họng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Các trường họp này không liên quan đến nội dung phán quyết mà liên quan đến thỏa thuận trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài. Quy định này khiến Luật Trọng tài thương mại năm 2010 tương thích với luật trọng tài một số nước như Anh, Đức (Điều 68 Luật Trọng tài Anh năm 1996; Điều 1059 Luật Trọng tài Cộng hoà Liên bang Đức)…

Toà án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Cụ thể, toà án khỗng xem xét lại nội dung tranh chấp cũng như trình tự, thủ tục tố tụng mà chỉ xem phán quyết trọng tài đã tuyên có thuộc các trường họp được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không. Nêu thuộc một trong các trường hợp được quy định, toà án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài; nếu không thuộc một trong các trường hợp đó, toà án ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài. Quyết định không hủy phán quyết trọng tài khiến phán quyết trọng tài có hiệu lực, bên phải thi hành có nghĩa vụ thi hành hoặc bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Như vậy, việc toà án hỗ trợ trọng tài trong việc hủy hay không hủy phán quyết không biến toà án trở thành cơ quan cấp trên của trọng tài. Toà án và trọng tài vẫn là những hình thức giải quyết tranh chấp độc lập, cạnh tranh lẫn nhau để thu hút các nhà kinh doanh khi có tranh chấp xảy ra.

3. Hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối vói hoạt động của trọng tài thương mại

3.1 Cơ quan thi hành án hỗ trợ trọng tài trong việc thi hành phán quyết của trọng tài trong nước

Phán quyết Trọng tài thương mại sau khi được tuyên sẽ do các bên đương sự tự nguyện thi hành. Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài, và trên thực tế, phần lớn các phán quyết trọng tài được các bên tự nguyện thi hành. Đây là cách làm khiến quyền lợi của các bên được bảo đảm, đồng thời quan hệ bạn hàng giữa các bên được giữ vững. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn thi hành mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Việc thi hành phán quyết trọng tài được cơ quan thi hành án thi hành ngay mà không phải thông qua thủ tục công nhận phán quyết trọng tài của toà án. Đây là quy định lần đầu tiên được ghi nhận ở Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, được nhắc lại ở Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thể hiện sự tiến bộ rõ nét của các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động trọng tài (Trước đó, Điều 31 Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 của Chính phù về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế quy định:

“Trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bén kia có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”.

Điểm thay đổi này mang lại nhiều ưu việt cho hoạt động trọng tài như: đơn giản hoá thủ tục giải quyết tranh chấp, đặc biệt là thủ tục thi hành phán quyết trọng tài; nâng cao giá trị pháp lý cho phán quyết trọng tài, đặt giá trị phán quyết trọng tài tương đương với giá trị pháp lý của bản án, quyết định của toà án; nâng cao tính khả thi của hoạt động trọng tài. Tuy nhiên, quy định này không phản ánh đúng bản chất của trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ do các Trọng tài viên tự nguyện thành lập. Hơn nữa, quy định như vậy khiến Luật Trọng tài Việt Nam khác biệt so với luật trọng tài nhiều nước, khi luật trọng tài hầu hết các nước quy định phán quyết trọng tài, dù là trong nước hay nước ngoài đều phải được toà án công nhận rồi mới được thi hành (Điều 35 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế; Điều 27 Luật Trọng tài Malaysia năm 1952; Điều 23, 23 Luật Trọng tài Thái Lan năm 1987; Điều 19 Luật Trọng tài quốc tế Singapore năm 1995). Việc thi hành phán quyết trọng tài được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự cũng khiến Luật Trọng tài thương mại năm 2010 khác với Luật Trọng tài Anh, khi Luật này quy định cơ quan có thẩm quyền thi hành phán quyết ữọng tài là toà án mà không phải là cơ quan thi hành án (Điều 66 Luật Trọng tài Anh năm 1996).

Đối với phán quyết của trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký tại toà án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết. Việc đăng ký phán quyết trọng tài không được hiểu giống như việc công nhận của toà án đôi với phán quyết của Trọng tài thương mại, mà chỉ mang tính thủ tục trước khi được thi hành bởi cơ quan thi hành án.

Việc cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài thể hiện rõ nét sự hỗ trợ của Nhà nước đôi với hoạt động trọng tài, bởi vì trọng tài là phi Chính phủ nên bản thân trọng tài không thể cưỡng chế thi hành phán quyết của chính mình. Nếu trọng tài đã ra phán quyết mà bên phải thi hành không chịu thi hành, bên được thi hành cũng như bản thân trọng tài sẽ không có cách gì buộc thi hành được. Vì thế, cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài là sự hỗ trợ vô cùng cần thiết yà hiệu quả. Sự hỗ trợ này đã nâng tầm giá trị phán quyết trọng tài ngang bằng với giá trị bản án, quyết định của toà án mặc dù trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp do các Trọng tài viên thành lập nên.

3.2 Cơ quan thi hành án hỗ trợ trọng tài trong việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 07/6/1958. Việt Nam đã gia nhập Công ước New York ngày 28/7/1995:

“Việc Việt Nam gia nhập Công ước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho các quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam và đảm bảo cho các quyết định của trọng tài Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài”).

Để nội luật hoá Công ước, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995, được thay thế bởi Phần 6 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004), hiện nay là Phần 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó:

“Quyết định của trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động” (khoản 2 Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004).

“Công nhận quyết định trọng tài là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyết định trọng tài đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành quyết định trọng tài được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cho quyết định của trọng tài được thực hiện trên thực tế”.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên đối với vụ tranh chấp giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, trong đó bên Việt Nam là bên thua kiện nhưng không chịu thi hành phán quyết của trọng tài. Trong trường hợp này, bên nước ngoài có quyền yêu câu toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Toà án có thẩm quyền xét đon yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là toà án nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính; nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam vào thời điểm người yêu cầu nộp đơn yêu cầu. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Nếu bên yêu cầu đã yêu cầu toà án Việt Nam công nhận, nhưng toà án Việt Nam không công nhận quyết định trọng tài trong các trường hợp luật định (Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015), quyết định trọng tài sẽ không có giá trị tại Việt Nam và không được cưỡng chế thi hành tại Việt Nam. Điều này khiến việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam khác biệt so với việc thi hành phán quyết của trọng tài trong nước, khi phán quyết trọng tài trong nước được đưa đến cơ quan thi hành án để thi hành ngay mà không thông qua thủ tục công nhận của Toà.

Luật MInh KHuê (sưu tầm & biên tập)