Trả lời:
Chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm về hai loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực lao động này:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 55/2013/NĐ-CP về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động…
Nghị định 52/2014/NĐ-CP về cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm..
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về điều kiện để được cấp phép:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 55/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;
2. Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
3. Có trụ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
4. Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.”
Theo đó, doanh nghiêp phải ký quỹ 2 tỷ đồng, vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng trở lên (nếu là DN liên doanh với nước ngoài cần đáp ứng vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên), có địa điểm kinh doanh cố định ít nhất 2 năm, kinh nghiệm lam fvieejc của người đứng đầu,…
Tuy nhiên điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới lao động lại ít hơn, cụ thể, tại Điều 7 Nghị định 52/2014/NĐ_CP:
“Điều 7. Điều kiện cấp giấy phép
1. Có trụ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.”
Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng điều kiện về địa chỉ kinh doanh cố định trong thời gian 3 năm trở lên, yêu cầu 03 nhân viên trình độ cao đẳng trở lên, ký quỹ 300 triệu đồng.
– Thứ hai, ký hợp đồng lao động.
Người lao động sẽ ký hợp đồng với Doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhưng không ký hợp đồng với doanh nghiệp môi giới lao động. Điều này xuất phát từ bản chất của hợp đồng lao động là thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là một bên trong quan hệ lao động, còn doanh nghiệp môi giới lao động lại chỉ là bên thứ 3 giới thiệu cho NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động.
Do đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ là bên trả lương cho NLĐ nhưng doanh nghiêp môi giới lại không phải là bên trả lương cho NLĐ.
– Thứ ba, xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ xuất hóa đơn cho doanh nghiệp thuê lại lao động với nội dung “cho thuê lại lao động” còn Doanh nghiệp môi giới lao động sẽ xuất hóa đơn với nội dung “môi giới lao động”.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật LVN Group về vấn đề: “Cho thuê lại lao động” và “Môi giới lao động”?_Khác biệt về điều kiện kinh doanh không ? Mọi ý kiến đóng góp/phản ánh, xin vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động _Công ty Luật LVN Group.