1. Cho vay với lãi suất thế nào là hợp pháp ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em nên cho vay với lãi suất là 1500/1triệu/ngày…hay 2000/1triêu ngày..hoặc 3000/1triệu/ngày. với 3 mức trên thì mức nào hợp pháp ạ? Cảm ơn!

Trả lời:

Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo quy định trên, lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Theo đó, lãi suất tính theo ngày sẽ là 0,05%/ngày của khoản tiền vay. Bạn có thể đối chiếu với quy định trên để lựa chọn mức lãi suất cho vay phù hợp với quy định của pháp luật.

Bạn cần lưu ý rằng, nếu bạn cho vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất tối đa tại quy định trên thì tùy mức độ, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Phạt vi phạm hành chính: Điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định Tội cho vay lãi nặng trong giao dân sự:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất154 quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Vay tiền cho người khác vay để quay lãi nóng

Thưa Luật sư của LVN Group, Mẹ tôi có nghe lời ngon ngọt của một người Quý khách và mẹ em đứng ra quay tiền cho người Quý khách đó (quay lãi nóng, lãi suất cao), nhưng giờ người Quý khách đó không chịu trả, kéo dài nhiều năm. Bây giờ tổng tiền quay và tiền lãi khoảng 100 – 160 triệu. Xin hỏi quý Luật sư của LVN Group, mẹ tôi và gia đình tôi có nên trình báo công an hay không? Người Quý khách của mẹ có phạm tội gì không? Tôi xin cám ơn.

Trả lời:

Dân sự 2015 thì việc vay tài sản được quy định như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Cùng với đó, Khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng như sau:

7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

Theo đó, Hợp đồng vay tài sản cụ thể là hợp đồng vay tiền có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể.Và hình thức của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Về nghĩa vụ trả nợ:

Điều 466 BLDS 2015 cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

…………….

Như vậy, mẹ bạn đi vay sau đó cho người khác vay lại, chỉ cần mẹ của bạn chứng minh được việc mình đã đưa cho người kia bao nhiêu tiền và hai người đã thỏa thuận thời điểm trả nợ là khi nào, nếu đến thời hạn đó rồi mà người kia cố tình không trả lại tiền cho mẹ bạn thì mẹ bạn có thể khởi kiện ra tòa để đòi tài sản hoặc nếu thấy có dấu diệu trốn tránh nghĩa vụ, cắt đứt liên lạc,… nhằm chiếm đoạt số tiền đã vay thì mẹ bạn có thể tố cáo cơ quan công an để điều tra làm rõ hành vi của người kia.

3. Hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mua ngoại tệ nhập khẩu ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Ngân hàng chúng tôi đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 01 khoản vay mua ngoại tệ nhập khẩu lô hàng của khách hàng do tại thời điểm giải ngân hồ sơ khách hàng cung cấp hoàn toàn đủ căn cứ (HĐKT, Hóa đơn VAT, Biên bản giao hàng, Phiếu nhập kho, Báo cáo tồn kho) và khoản vay được bảo đảm bằng chính lô hàng này.

Tuy nhiên sau khi đi kiểm tra phát hiện thấy khách hàng đã thuê một công ty khác gia công lô hàng rồi bán lại cho một công ty X, công ty X này lại vay Ngân hàng khác để thanh toán. Như vậy công ty đã không sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết, ngân hàng chúng tôi có phải thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho công ty không?

Hỗ trợ lãi suất ?

Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngòai đối với khách hàng quy định nguyên tắc chi vay, vay vôn như sau:

Điều 4. Nguyên tắc cho vay, vay vốn

1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, tại Điều 24 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về việc kiểm tra sử dụng tiền vay, theo đó, Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 22 Thông tư này.

Đồng thời tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này quy định về việc chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí như sau:

1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.

Như vậy, tổ chức tín dụng có thể thực hiện quyền của mình trong trường hợp khách hành vi phạm theo các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nên điều hành lãi suất cơ bản bằng khung lãi suất ?

Lãi suất cơ bản nội tệ là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ, do Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Căn cứ vào lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) định ra lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của mình.

Ngân hàng nhà nước ViệtNam nên điều hành lãi suất cơ bản bằng khung lãi suất

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản nội tệ là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ, do Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Căn cứ vào lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) định ra lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của mình.

Tùy theo trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ mà Thống đố NHTƯ có cách điều hành lãi suất cơ bản khác nhau. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (NHTƯ – Fed) điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất cho vay qua đêm giữa Fed với NHTM hoặc NHTM với nhau, vì nước Mỹ có hai loại ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại tiểu bang và Ngân hàng Thương mại liên bang.

Một số ngân hàng tư như ở Châu Âu điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất liên ngân hàng – lãi suất cho vay ngắn hạn giữa các NHTM với nhau. NHTƯ Trung Quốc, NHTƯ cộng hòa Pháp… điều hành lãi suất cơ bản bằng, khung lãi suất (intérêt cadré). Vậy “Khung lãi suất” nghĩa là gì? “Khung lãi suất”, gồm: a/ Lãi suất thấp nhất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng của NHTM – gọi là “sàn lãi suất”, nhằm đảm bảo quyền lợi bên gửi tiền; b/ Lãi suất cao nhất cho vay ngắn hạn của NHTM, gọi là “trần lãi suất”, nhằm bảo vệ quyền lợi bên vay tiền. Từ “sàn” đến “trần”, là “khung lãi suất”. Mỗi NHTM của một số nước được nâng “sàn” và hạ “trần” lãi suất. Hai hành vi ấy có lợi cho bên gửi tiền và bên vay tiền, nhưng NHTM bị giảm lãi suất. Ngoài ra, mỗi NHTM có quyền quy định lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng; lãi suất huy động vốn từ 12 tháng trở lên (trung, dài hạn) và lãi suất cho vay trung dài hạn, theo biên độ do NHTƯ quy định..

Hiện nay, NHTƯ Trung Quốc không cho các NHTM nâng “sàn lãi suất”, nhưng được hạ “trần lãi suất” tối đa 10%, riêng cho vay tiêu dùng được hạ “trần lãi suất” 30%.

Từ ngày 15/9/2007 đến ngày 27/11/2008, NHTƯ Trung Quốc 4 lần hạ “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” từ 3.87% năm hạ xuống 2,52% năm; “trần lãi suất” từ 7,29% năm hạ xuống 5,58% năm. Chênh lệch giữa “trần lãi suất” với “sàn lãi suất” từ 3,42% năm (7,29% – 3,87% = 3,42%) hạ xuống 3,33% năm (5,58% – 2,52% = 3,06%).

Năm 2007, Trung Quốc lạm phát 4,8% năm, người gửi tiền NHTM kỳ hạn 12 tháng, chỉ có lãi suất danh nghĩa mà không có lãi suất thực. Tức là “sàn lãi suất” nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát/năm-0.93%/năm (3,87% – 4,8% = -0,93%/năm) và năm 2008 cũng tương tự như năm 2007.

Thống đốc NHTM Việt Nam điều chỉnh lãi suất cơ bản

Từ 1/8/1998, Luật Ngân hàng nhà nước (NHHN) có hiệu lực, Thống đốc NHHN VIệt Nam thay đổi lãi suất cơ bản nhiều lần. Từ tháng 6/2002 đến nay, Thống đốc NHNN VIệt Nam điều hành lãi suất cơ bản gồm các mức: 7,25%/năm; 8,255/năm; 8,75%/năm; 12%/năm; 14%/năm; 13%/năm; 12%/năm; 11%/năm; 10%/năm; tháng 12/2008 là 8,5%/năm. Theo thống đốc NHNN Việt Nam, lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay thấp nhất của NHTM đối với khách hàng tốt nhất. Lãi suất cho vay tối đa của mỗi NHTM bằng 150% lãi suất cơ bản. Nhưng, Thống đốc NHNN không nói rõ lãi suất cho vay trên là lãi suất cho vay ngắn hạn hay lãi suất cho vay trung hoặc dài hạn! Ngược lai, các NHTM huy động vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) cao hơn lãi suất cơ bản. Hiện nay, lãi suất tín dụng ngân hàng của Việt Nam cao nhất trong khu vực. Hiệu ứng, những có nhiều tiên không muốn kinh doanh mà gửi tiền vào NHTM lợi hơn. Nhiều DN kinh doanh trì trệ do thiếu vốn mà không vay, vì lãi suất cho vay của NHTM quá cao.

Đầu năm 2008, Thống đốc NHNN Việt Nam đề nghị UBTV Quốc sửa Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. UBTV Quốc hội không chấp nhận, vì Khoản 12, Điều 9, Luật NHNN là cơ sở cho Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. Như vây, Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005, áp dụng khi bên cho vay không phải là NHTM. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay phải dựa vào lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam.

Khoản 1, Điều 1, Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, viết: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ”. NHNN Việt Nam soạn thảo Quyết định trên không rõ ràng, nên giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Gia Lâm (Hà Nội) huy động vốn ngắn hạn với lãi suất 21%năm.

Từ ngày thành lập Ngân hàng quốc gia (6/5/1951), nay là NHNN Việt Nam. lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn, lãi suất nợ quá hạn. Lãi suất nợ quá hạn của hai loại cho vay trên, bằng 150% lãi suất ghi trong khế ước. Thử hỏi, hiện nay,bên vay đã chịu lãi suất vay bằng 150% lãi suất cơ bản, nếu món vay đó bên vay bị chuyển sang nợ quá hạn sẽ là bao nhiêu>

Thống đốc NHNN đưa ra lãi suất cơ bản cao, khiến Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công trình và Kho bạc Nhà nước phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ nhiều phiên không thành công; tín phiếu Kho bạc hầu như tê liệt.

Nước ta lạm phát quá cao, nhưng mang nội dung trì trệ. Biểu hiện hàng hóa không thiếu, nhưng sức mua của dân chúng giảm, dẫn đến sản xuất đình đốn. Biện pháp chống lạm phát của NHTƯ chủ yếu bằng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc cao hay thấp.

Và những kiến nghị

Để nâng cao vị thế NHTƯ, Thống đốc NHNN Việt Nam nên điều hành lãi suất cơ bản bằng “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” ở mức 5%/năm; “trần lãi suất” ở mức 8,5%/năm. Nếu làm được như vậy, các thành phần kinh tế sẽ tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng; góp phần tăng trưởng GDP; các NHTM cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay trong phạm vi “khung lãi suất”, trong đó có “lãi suất thỏa thuận”.

5. Cho vay với lãi suất thế nào là không bị tội hình sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Vào tháng 2/2016 em gái tôi có cho một người bạn vay số tiền là 20.000.000d. Và hẹn tới tháng 10/2016 sẽ trả với hình thức như sau. Hàng tháng vào 1 ngày cố định sẽ trả số tiền là 3.000.000d. Có nghĩa nếu tới tháng 10/2016 mà hoàn trả thì tổng cả gốc lẫn lãi là 24.000.000d vì hình thức giống như vay trả góp tháng.

Vậy cho hỏi em gái tôi có bị gọi là cho vay nặng lãi không ạ? Tôi đã đọc hết Điều 140 Bộ luật Hình sự nhưng tôi không biết tính lãi suất như thế nào ? Mong Luật sư của LVN Group giải giùm thắc mắc.

Cho vay với lãi suất thế nào là không bị tội hình sự ?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về lãi suất, gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Mức lãi suất tối đa trong giao dịch dân sự được quy định cụ thể tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Các hình thức xử lý đối với hành vi cho vượt quá mức lãi suất quy định đã được trình bày cụ thể ở các bài viết phía trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty Luật LVN Group.