1. Lý thuyết số lượng tiền tệ
Các nhà kinh tế học Tân cổ Điển trung thành với lý thuyết Tiền tệ nổi tiếng, cái gọi là lý thuyết số lượng tiền tệ. Chính Keynes cũng trung thành với phiên bản Cambridge khi bước vào con đường học thuật. Lý thuyết số lượng tiền tệ nhấn mạnh việc nắm giữ tiền tệ cho các mục đích giao dịch. Nhất là nắm giữ tiền mặt trong giao dịch được xem có quan hệ tích cực với thu nhập và (trong xử lý điển hình) như là một tỉ lệ thu nhập không đổi. Thực ra, nhận dạng V trong lý thuyết số lượng có thể xem như tính chất hỗ tương trong nhu cầu giao dịch bằng tiền. Sự gia tăng trong nhu cầu giao dịch bằng tiền, hay gia tăng số lượng số dư tiền mặt bình quân mà cá nhân nắm giữ như một tỉ lệ phần trăm của thu nhập, có nghĩa là tốc độ, hay chu chuyển của một đô-la bình thường tạo điều kiện thuận lợi cho thu nhập quốc gia, bị giảm bớt.
Yếu tố thay đổi tốc độ (định chế, v.v…) không nên nghĩ là không đổi mà nên nghĩ là tương đối ổn định và có thể dự đoán. Phản ánh của thời điểm cho thấy điều này có ý nghĩa ra sao đối với lý thuyết và chính sách. Nếu V không đổi hay có thể dự đoán, M có thể kiểm soát còn p (tương đối) ổn định đến mức có đủ việc làm, thì lúc ấy M điều chỉnh để tạo ra sự thay đổi trong thu nhập (D khi có nguồn thất nghiệp trong nền kinh tế .
Gia tăng lượng tiền cung cấp theo danh nghĩa từ Mo đến M, sẽ giảm lãi suất từ r„ xuống r, nhưng gia tăng lượng tiền cung cấp hơn nữa, đến M2 sẽ không có ảnh hưởng gì đối với lãi suất
Keynes không bất đồng việc người ta nắm tiền vì mục đích giao dịch hay nhu cầu giao dịch liên quan đến thu nhập. Thế nhưng ông lập luận rằng cá nhân nắm tiền ít nhất vì lý do quan trọng khác – đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Nói cách khác, trong khi các nhà kinh tế học cổ Điển cho rằng nắm giữ tiền trong giao dịch và thậm chí vì động cơ dự phòng (tiết kiệm dùng trong ngày mưa), Keynes lập luận họ sẽ nắm tiền để đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Điều này được gọi là hàm chọn lựa chu chuyển mô tả trong Hình 1-6.
2. Nhu cầu đầu cơ tiền
Hàm Ls cho thấy nhu cầu xã hội đối với tiền với mục đích đầu cơ. Biện pháp thay thế giữa nắm giữ trái phiếu và nắm giữ tiền mặt được trình bày trước xã hội. Keynes phát triển lý thuyết rằng ở lãi suất cao (có nghĩa là giá trái phiếu thấp, vì có mối quan hệ nghịch đảo), cá nhân thích giữ trái phiếu hơn. Lặp lại, trái phiếu “tốt hơn nhiều” khi lãi suất cao. Thế nhưng khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng, và việc mua trái phiếu ngày càng ít hấp dẫn hơn. Lợi tức thu được từ trái phiếu ngày càng thấp hơn. Nhưng lúc này việc bán trái phiếu ngày càng hấp dẫn hơn vì sự gia tăng giá trái phiếu (lãi vốn). Vì thế, cá nhân sẽ chọn nắm giữ càng nhiều tài sản của mình dưới dạng tiền mặt hơn (và dưới dạng trái phiếu ít hơn) khi lãi suất giảm. Một hàm Ls như thế được phác họa trong Hình 19-6.
Hàm lựa chọn chu chuyển trong Hình 19-6 mang đặc điểm điển hình của Keynes, bẫy tiền mặt, mặc dù môn đệ của Keynes nhấn mạnh “chiếc bẫy” nhiều hơn chính bản thân Keynes. Keynes lập luận trong General Theory rằng lãi suất sẽ giảm thấp đến mức (giá trái phiếu quá cao) làm cho mọi người tin rằng trái phiếu là đầu tư không phù hợp. Tóm lại, tất cả đều muốn nắm giữ nhiều tài sản bằng tiền mặt hon. Tình huống như thế được mô tả như phần nằm ngang (co dãn vô hạn) trong Hình 19-6, và được gọi là bẫy tiền mặt, cho thấy ở một số lãi suất dương, xã hội xem việc nắm giữ trái phiếu là không an toàn và nắm giữ số dư tiền mặt thay vì mục đích đầu cơ.
3. Chính sách tiền tệ và hiệu quả của nó
Thế chính sách tiền tệ và hiệu quả của nó phải làm gì? Keynes cho rằng mặc dù lãi suất được quyết định bằng sự kết hợp các yếu tố thực và tiền tệ trong hệ thống kinh tế, sự tồn tại của nhu cầu đầu cơ tiền có nghĩa là cơ cấu qua đó tiền ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm trong hệ thống kinh tế không đơn giản và có thể dự đoán như các nhà kinh tế học cổ Điển thường nghĩ. Nhất là, một trong những tác động của tiền về chi tiêu, thu nhập và việc làm là thông qua ảnh hưởng của nó đối với lãi suất. Lãi suất thấp thường có nghĩa, điều kiện khác, mức đầu tư và tiêu dùng cao hơn (vì lãi suất thấp khiến cho tiêu dùng hiện tại hấp dẫn hơn so với tiêu dùng kỳ hạn, nghĩa là tiết kiệm). Điển hình, chính sách tiền tệ làm giảm lãi suất và bằng cách này làm tăng chi tiêu đến mức có đủ việc làm.
Tình huống này mô tả trong Hình 19-6. Lượng tiền cung cấp thực tế (MIP) tăng do tăng lượng tiền cung cấp danh nghĩa (Af). Sự gia tăng từ Mo đến Mp cho rằng giá cả giữ nguyên không đổi, làm giảm lãi suất từ r0 xuống rv Cứ cho rằng phản ứng của người tiêu dùng và đầu tư vào mức thấp hơn, tổng cầu sẽ tăng, thu nhập và việc làm sẽ giảm. Kết quả hy vọng không diễn ra nếu thất nghiệp tồn tại ở lãi suất rp vì khi lượng tiền cung cấp thực tế có sẵn cho mục đích đầu cơ gia tăng từ M1/Po đến M2IPƠ> thì lãi suất không thay đổi. Xã hội sẽ nắm giữ tất cả những tài sản mới dưới dạng số dư tiền mặt. Vì lãi suất không giảm, đầu tư và tiêu dùng – ít nhất vì lý do này – sẽ không bị ảnh hưởng. Dựa vào tình huống bẫy tiền mặt, Keynes kết luận chính sách tiền tệ (ít nhất hoạt động qua lãi suất) là vô ích khi đôi mặt trước suy thoái và thất nghiệp.
4. Giá cả và sự thay đổi giá
Bẫy tiền mặt có tồn tại hay không? Theo Keynes và nhất là “những người ủng hộ ông”, cho rằng điều kiện tiền tệ và tâm lý bao quanh suy thoái có vẻ hỗ trợ cho sự tồn tại một bẫy như thế (Chứng cứ thực nghiệm sau đó không có vẻ hỗ trợ sự tồn tại của bẫy). Vì lý do này và sự phức tạp của lý do khác, ông ủng hộ chính sách tài chính kiên quyết, trái ngược với sự ỷ lại duy nhất vào chính sách tiền tệ để ổn định hóa kinh tế. Thế nhưng như vấn đề lý thuyết, một số ý tưởng của Keynes liên quan về giá và sự ổn định cần phải nghiên cứu.
Keynes xem giá tương đối không thay đổi đi xuống. Độc quyền và những thông lệ cấu kết khác ngăn cản mức giá cả giảm, thậm chí khi đôi mặt trước tổng cầu giảm dần trong nền kinh tế. Nhưng nếu giá vẫn thay đổi đi xuống thì sao? Như một vấn đề lý thuyết, Keynes tin rằng giá giảm và một tập hợp các tình huống bổ sung có thể cải thiện tình hình. Thực ra, người ta thường gọi là hiệu ứng Keynes. Dựa vào lượng tiền cung cấp danh nghĩa giữ nguyên không đổi, việc giảm giá sẽ làm tăng lượng tiền cung cấp thực sự. Như dễ nhận thấy trong Hình 19-6, lãi suất sẽ giảm với M không đổi và p giảm. Dựa vào tình huống tương tự khi nền kinh tế không nằm trong bẫy tiền mặt và các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng thực tế phản ứng nhanh trước lãi suất thấp, tổng cầu, thu nhập và việc làm sẽ tăng. Mặt khác, giá giảm không có ảnh hưởng.
Thế ảnh hưởng thực tế của giảm giá là gì? Keynes có vẻ tin rằng mức giá giảm dần có thể có một số ảnh hưởng đối với nền kinh tế, với ảnh hưởng trái lại, có hại. Nghĩa là, có ảnh hưởng khi giá giảm tác động lên số tiền nợ kinh doanh không đổi, không phải đề cập đến ảnh hưởng đối với dự đoán. Keynes cho rằng tổng đầu tư phần lớn được quyết định bằng giá cả và kỳ vọng lợi nhuận. Sự giảm sút nhanh trong mức giá trong thực tế giảm mức đầu tư thậm chí khi đối mặt trước lãi suất giảm dần. Sự phá sản và điều kiện kinh doanh bất lợi hầu như luôn tiếp theo sau sự giảm giá. Tóm lại, Keynes cho rằng thảm họa kinh tế không thể ngăn chặn bằng mức giá cả co dãn và giảm giá.
5. Tìm hiểu về kinh tế học Keynes
Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1946) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
Cuộc Đại Khủng hoảng (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại Khủng hoảng và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tế học cổ điển nghĩ. Những suy nghĩ mới mẻ của ông được ghi chép lại trong cuốn Chuyên luận về Tiền tệ công bố năm 1931 và nhất là trong cuốn Lý thuyết tổng quát.
Lý thuyết tổng quát của Keynes đã giới thiệu một loạt lý luận mới mẻ đối với giới học thuật kinh tế thời ấy, đó là Tổng cầu (Chương 3), Nguyên lý Cầu Hữu hiệu (Chương 3), Kỳ vọng (Chương 5), Số nhân (Chương 10), Bẫy thanh khoản. Chính vì thế, cuốn Lý thuyết Chung được giới học thuật kinh tế đánh giá như một cuộc cách mạng.
Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát gồm:
– Tiền công có tính cứng nhắc.
– Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả tạo ra vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
– Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng.
– Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền.
– Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó.
– Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp.
– Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)