1. Khái niệm chống đối
Chống đối là hành vi có chủ đích nhằm cản trở việc thi hành pháp luật.
“Chống đối’ là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như pháp luật, chính trị, quân sự … Trong lĩnh vực pháp luật, “chống đối” thường được sử dụng chỉ hành vi sai trái của tổ chức, cá nhân đối lập với yêu cầu của pháp luật. Chống đối là hành vi bất hợp pháp.
Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hành vi con người để phù hợp với trật tự chung của xã hội. Bản thân pháp luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận… cho nên nó được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Đặc biệt, trong xã hội dân chủ hiện nay, luôn tồn tại nguyên tác: “người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, vì những động cơ riêng (vụ lợi, trả thù cá nhân…) hay do thiếu hiểu biết… mà vẫn có những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Một trong những hiện tượng này là sự chống đối pháp luật.
Người có hành vi chống đối pháp luật chủ động thực hiện hành vi mang tính chất cố ý.
Thái độ chống đối ở đây thường thể hiện trực tiếp với những người có nhiệm vụ, quyền hạn áp dụng pháp luật và thường là ở những vụ việc cụ thể (ví dụ: chống người thi hành công vụ).
2. Khái niệm chống người thi hành công vụ
Chống người thi hành công vụ là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Về khái niệm thì việc chống người thi hành công vụ được hiểu là những người vi phạm có hành vi cản trở, chống đối bằng hung khí nguy hiểm, công cụ hỗ trợ, hoặc các vật liệu nổ, dụng cụ, phương tiện khác nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người đang thi hành công vụ giải quyết vụ việc sau hoặc trước sự việc của người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ bằng rất nhiều thủ đoạn đe dọa hoặc dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn tinh vi khác có tính chất thách thức nhằm mục đích trả thù, cản trở để ép buộc những người thi hành công vụ thực hiện các hành vi không đúng trái với các quy định của pháp luật.
Hiện nay, những người thi hành công vụ khi thực hiện công vụ nhất định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, có nhiệm vụ duy trì, ổn định an ninh trật tự khi được giao trách nhiệm và giao nhiệm vụ thực hiện công vụ. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì việc chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cấu thành tội phạm của tội chống người thi hành công vụ
Khi có hành vi chống người thi hành công vụ để có truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội chống người thi hành công vụ thì phải đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:
Thứ nhất về mặt khách thể của tội chống người thi hành công vụ
Người phạm tội khi có hành vi chống người thi hành công vụ có hành vi tác động vào cơ thể của những người đang thực hiện nhiệm vụ nhằm mục đích cản trở những hoạt động bình thường các cơ quan, tổ chức của cơ quan nhà nước như đánh, chém, khống chế, uy hiếp về mặt thần của người thi hành công vụ vì lợi ích chung.
Thứ hai về mặt chủ thể của tội chống người thi hành công vụ
Người có hành vi chống người thi hành công vụ là chủ thể thường từ đủ 16 tuổi trở lên vì trong khung hình phạt cơ bản của tội này là 3 năm tù là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là 7 năm tù ở khoản 2 của Bộ luật hình sự.
Thứ ba về mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ
Khi có hành vi chống trả, khống chế, uy hiếp những người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn đe dọa, uy hiếp tinh thần những người thi hành công vụ với lỗi cố ý.
Thứ tư về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ.
Tùy theo tính chất mức độ gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội nhất định được nhà nước bảo vệ mà người có hành vi chống người thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các hành vi dùng sức mạnh vật chất có tính sát thương cao để cản trở tấn công những người thi hành công vụ nhằm ép buộc họ thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
+ Những người vi phạm dùng những thủ đoạn uy hiếp về tinh thần như đe dọa làm cho họ sợ mà không thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định hoặc có những hành vi ép buộc những người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật.
+ Ngoài ra những người có hành vi chống người thì hành công vụ có thể lôi kéo người khác làm nhục, bội nhọ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vu khống những người đang thi hành công vụ nhằm mục đích hạ uy tín của những người này nhằm cản trở những người này thực hiện những hành vi trái pháp luật.
4. Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ
Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi cản trở những người thi hành công vụ đang thực hiện công việc của họ nhằm ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng vũ lưc đe dọa bằng vũ lực nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ hoặc dùng những thủ đoạn khác để ngăn cản những người thi hành công vụ.
Về khung hình phạt tăng nặng thì người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu những người vi phạm có sự bàn bạc trước, cấu kết có tổ chức để thực hiện tội phạm nhằm chống đối người thi hành công vụ.
+ Những người phạm tội khi có hành vi chống người công vụ hoặc các hành vi xâm phạm đến an ninh trật tự có liên quan đến những người thi hành công vụ của nhà nước đã thực hiên phạm tội 2 lần trở lên tác động đến những đối tượng công vụ khác nhau hoặc một đối tượng thực hiện công vụ đó.
+ Người phạm tội có tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm khi có lỗi cố ý chưa được xóa án tích mà những người này đã có hành vi tái phạm trước đó về tội chống người thi hành công vụ.
+ Những người phạm tội này lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng trở lên do lỗi cố ý trực tiếp mà đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên chưa được xóa án tích lại phạm tội mới.
+ Những người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ có hành vi kích động người khác ngăn cản những người thi hành công vụ hoặc có hành vi xúi giục nhằm lôi kéo cản trở việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước.
+ Người phạm tội gây thiệt hại về các tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tài sản 50.000.000 đồng trở lên tại thời điểm. vi phạm
Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay mỗi khi có các hành vi chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. Thông thường hành vi chống người thi hành công vụ chỉ bị xử lý khi có các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ thì mới bị xử lý. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp xử lý những trường hợp này nhằm bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.
5. Một số vấn đề về chống người thi hành công vụ
Về khái niệm, chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Về mức độ vi phạm: Để xác định bị xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý theo pháp luật hình sự.
Về mặt khách quan, chúng đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ khác nhau, và được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các quan hệ xã hội nhất định được nhà nước bảo vệ; về mặt pháp lý, chúng đều là những hành vi trái pháp luật, bị cấm bởi các văn bản quy phạm pháp luật, và chủ thể thực hiện hành vi bị cấm đều phải bị xử lý bởi các biện pháp cưỡng chế nhất định (tùy từng vi phạm mà người thực hiện hoặc phải chịu trách nhiệm hành chính, hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự);
Về mặt chủ quan, chúng đều là những hành vi có tính chất lỗi, được thực hiện một cách cố ý bởi người có năng lực trách nhiệm pháp lý được quy định trong Luật hành chính hoặc Bộ Luật Hình sự.
Về thủ tục xử phạt hành vi “chống người thi hành công vụ” : trong Luật Hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục xử lý hành vi chống người thi hành công vụ khi được coi là tội phạm sẽ tuân theo thủ tục Tố tụng hình sự (hay còn gọi là thủ tục Tòa án), quy trình thủ tục xử lý tội phạm là Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định, tức là tuân thủ theo trình tự của Bộ luật quy định.
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)