1. Khởi kiện yêu cầu chồng cấp dưỡng tiền nuôi con khi ly hôn ?

Chào Luật sư của LVN Group ạ, xin hỏi: Em tên là trần thị mỹ tiên em sinh năm 1989. Dạ e muốn hỏi Luật sư của LVN Group là: Em ly hôn từ tháng 4-2011 đến nay. Em không nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con. Nhưng nay em mua bảo hiểm cho con em 1 năm 6 trieu em muốn làm đơn ra toà để cưỡng chế chồng cũ của em có được không ạ. Với lại thêm em có nói chuyện với chồng cũ về vấn đề này nhưng chồng cũ của em nói là giờ chồng e phải nuôi 2 đứa con riêng của chồng nên 1 tháng cấp dưỡng 500.000đ là không có khả năng.
Với lại thêm em muốn đổi họ cho con trai em theo họ của em có được không ạ ?
Xin luật sự giải đáp giúp em với ạ!

Luật sư tư vấn:

Về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, một trong các nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn phải thực hiện là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cụ thể:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Xét tình huống của bạn, nếu bạn có yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con khi ly hôn và Tòa án đã ra quyết định về số tiền anh ta phải chu cấp cho con thì sẽ thực hiện theo bản án mà Tòa đã tuyên. Nếu anh ta không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, căn cứ theo quy định tại Điều 83 thì:

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Nếu sau khi bạn yêu cầu mà chồng cũ vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

– Với lý do đang phải nuôi 2 người con riêng và không có khả năng cấp dưỡng, liệu chồng bạn có phải cấp dưỡng cho con nữa hay không?

Theo quy định thì con riêng hay con chung, đều là con của chồng bạn và chồng bạn đều phải có trách nhiệm với các bé. Nếu vì lý do tài chính không đủ thì chồng bạn phải làm đơn ra Tòa yêu cầu Tòa thay đổi mức cấp dưỡng. Việc chồng bạn không dư giả hoặc thậm chí là không có khả năng về kinh tế thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng nội dung trong bản án mà Tòa án đã tuyên cho tới khi được chấp thuận thay đổi mức cấp dưỡng.

Về vấn đề đổi họ cho con sang họ bạn sau khi ly hôn:

Về vấn đề này, theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014, việc đổi họ, tên cho con cần phải được sự đồng ý của cả cha và mẹ trẻ. Để biết rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Liệu có thể đổi họ cho con sang họ mẹ mà không cần ý kiến của chồng cũ ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm ổn định?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi kết hôn năm 2016. Con tôi bây giờ được 22 tháng tuổi. Do vợ chồng không có tiếng nói chung nên tôi muốn ly hôn. Chồng tôi làm ở viện thẩm mỹ lương 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Tôi ở nhà không có việc làm, nay tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Tôi xin hỏi liệu tôi có giành được quyền nuôi con không ạ?
Mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư của LVN Group, tôi xin cảm ơn Luật sư của LVN Group nhiều!

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn kết hôn năm 2016. Con bạn bây giờ được 22 tháng tuổi. Do vợ chồng không có tiếng nói chung nên bạn muốn ly hôn. Chồng bạn làm ở Viện thẩm mỹ lương 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Bạn ở nhà không có việc làm, nay bạn muốn ly hôn và giành quyền nuôi con, theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trước tiên, nếucả hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận được với nhau về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì việc chăm sóc con sẽ do người có điều kiện thuận lợi nhất nuôi dưỡng để đảm bảo nhu cầu lợi ích tốt nhất về mọi mặt cho con của bạn. Đồng thời, hai vợ chồng bạn cũng phải thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng của chồng bạn cho con sau khi ly hôn được đảm bảo thì lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn và công nhận việc giao con cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”

Trường hợp, cả hai vợ chồng bạn để muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khi đó, để Tòa án có căn cứ giao con cho bạn hoặc chồng bạn nuôi dưỡng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của cháu và phụ thuộc vào khả năng thu nhập, tài chính của bạn và chồng bạn.

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con bạn mới 22 tháng tuổi, đang dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ ưu tiên giao cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Nhưng con dưới 36 tháng tuổi chỉ là yếu tố để bạn được ưu tiên nuôi dưỡng con để đảm bảo điều kiện tốt nhất để phát triển cho cháu. Do đó, bạn muốn chắc chắn giành được quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh bạn có đủ điều kiện về kinh tế và về tài chính, đủ thời gian để trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, bởi lẽ, hiện nay mức lương của chồng bạn tương đối cao là khoảng 20 triệu đến 30 triệu đồng, còn về phía bạn hiện nay bạn chưa có việc làm. Đây được xem là một bất lợi cho bạn khi bạn muốn giành quyền nuôi con mà chồng bạn cũng muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Chính vì vậy, bạn cần cố gắng tìm được một công việc phù hợp để chứng minh bạn có thu nhập hoặc bạn phải chứng minh được mình có đủ điều kiện về kinh tế, có tài sản, sổ tiết kiệm, bố mẹ của bạn có đủ điều kiện để chăm sóc cho cả hai mẹ con bạn kể cả khi bạn không có việc làm,… Như vậy, một khi bạn đã chứng minh được bạn có đủ khả năng, đủ điều kiện, đủ thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, đồng thời con của bạn đang dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi sau khi ly hôn.

3. Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thế nào ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Tôi có một số vấn đề rất mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi ạ. Chuyện là như thế này: Tôi có ông anh trai ly dị vợ, tòa đã xử xong và quyền nuôi con thuộc về vợ của anh trai tôi tuy nhiên đứa bé này được mẹ tôi chăm từ nhỏ ( bé được 4 tuổi) tình cảm sâu nặng và cũng là muốn cháu có điều kiện được chăm sóc tốt ( vì vợ của anh trai tôi đi làm từ sáng đến tối cả tuần chỉ có thứ 7 và cn được nghỉ và nhà chị ta ở dưới huyện điều kiện ăn học không bằng nhà tôi).

Nên gia đình tôi đã không trả cháu về cho mẹ cháu. Mấy ngày trước mẹ cháu bé có tới trường học và bắt cháu bé về nhà mình làm cho gia đình tôi vô cùng buồn phiền, bố mẹ tôi nay đã già lại thêm suy nghĩ. Vậy tôi xin hỏi quý Luật sư của LVN Group có cách nào dành lại quyền nuôi con hay không và mẹ cháu bé làm như vậy có phạm luật không vì gia đình tôi có thỏa thuận với nhà trường chỉ có anh trai tôi và bố mẹ tôi mới được phép đón cháu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Luật sư của LVN Group rất nhiều ạ.

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp anh trai bạn đã hoàn tất thủ tục ly hôn và theo bản án, quyết định của tòa án cho phép chị dâu bạn dành được quyền nuôi con. Theo đó, nếu anh trai và gia đình bạn muốn giành được quyền nuôi con thì anh bạn có thể làm thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con. Cụ thể:

căn cứ theo quy định tại điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con nếu bố và mẹ thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người nuôi con hoặc bố hoặc mẹ có căn cứ chứng minh rằng người đang trực tiếp nuôi con không còn còn có đủ điều kiện để nuôi con.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định trên thì nếu anh bạn muốn giành lại quyền nuôi con thì anh bạn phải làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ cũ của anh ấy đang cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, việc hay đổi người nuôi con được thực hiện trên có sở thỏa thuận giữa anh bạn và vợ cũ về quyền nuôi con hoặc nếu anh trai bạn có căn cứ chứng minh vợ cũ của anh không có đủ điều kiện về tài chính, nơi ở, thời gian và những điều kiện khác để chăm sóc cho con để tòa án xem xét.

4. Phải làm sao khi nhà chồng không cho gặp mặt con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em có chồng nhưng em và anh ấy không có giấy đăng ký kết hôn và con em là em đứng tên giấy khai sinh không có tên ba.

Trong lúc sinh sống chồng em có vay một số tiền và em có mượn gia đình cô ruột em 10 triệu đồng để trả nợ cho anh ấy nhưng anh ấy vẫn tính nào tật nấy không thay đổi cứ tiếp tục vay nợ, hết lần này tới lần khác nên em đã quyết đinh chấm dứt với người chồng này được 1 năm thì em gặp được anh A hiện là chồng sau của em khi quen gia em và gia đình anh đều biết và 2 gia đình cũng gặp mặt nói chuyện, nhưng cô em lại ngăn cản.

Chỉ vì cho rằng anh ấy không có nhà ở Sài Gòn nên em đã quyết định ra đi và khi đi gia đình cô em đã bắt 2 đứa con của em và không cho em gặp mặt 2 đứa con của em. Em về thăm con thì gia đình em lại gọi công an bắt em với lý do em về quậy gia đình.

Vậy em hỏi Luật sư của LVN Group em phải làm sao để con em về với em được ạ. Con em 1 cháu 24 tháng, 1 cháu 7 tuổi. Mong Luật sư của LVN Group chỉ cách cho em để em đón con về với em và với gia đình chồng hiện tại của em.

– Trần Thị Diễm Thùy

Phải làm sao khi nhà chồng không cho gặp mặt con ?  Có cách nào hợp pháp để đòi lại quyền nuôi con không ?

Luật sư tư vấn về tranh chấp quyền nuôi con, gọi ngay: 1900.0191

Trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do đó, về mặt pháp luật, bạn và người cha của con bạn không được coi là vợ chồng.

Dù không phải là vợ chồng nhưng quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi thì con sẽ được giao cho bạn nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, việc gia đình người cha của con bạn không muốn bạn được chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình là trái với quy định của pháp luật bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (khoản 2 Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên khi cháu “không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đồng thời người cháu không có anh chị em nuôi dưỡng nhau.

Thứ hai, cha mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Do đó, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì không ai có quyền hạn chế quyền của bạn đối với con bạn.

Theo đó, bạn có thể yêu cầu tòa án ra 1 quyết định pháp luật buộc người cô ruột đó trả con cho bạn nuôi dưỡng. Hoặc trình báo cơ quan công an địa phương đề nghị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Theo quy định tại Điều 153 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Lương 5 triệu/tháng, vợ có được trực tiếp nuôi con 4 tuổi ?

Thưa Luật sư, vợ chồng tôi cưới năm 2010, có một con trai 4 tuổi. Hiện giờ tôi mang thai được 8 tháng. Chồng tôi ngoại tình nhưng tôi không có bằng chứng. Khi tôi yêu cầu ly hôn thì chồng tôi đồng ý. Hiện nay tôi đang đi làm thu nhập được 5 triệu/tháng thì tôi có được quyền nuôi cháu bé 4 tuổi không?
Xin cảm ơn!
Người gửi: T.T.T

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thế nào ?

Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài, gọi : 1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì trường hợp của vợ chồng bạn là trường hợp thuận tình ly hôn. Về thủ tục thuận tình ly hôn bạn có thể tham khảo tại đây.

Về quyền nuôi con:

Điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Con bạn đã 4 tuổi cho nên 2 vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giao cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Để được nuôi con bạn cần đưa ra các căn cứ về điều kiện vật chất, tinh thần khi con ở với bạn sẽ tốt cho sự phát triển mọi mặt của con hơn là ở với chồng bạn.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group