1. Quyền của chủ sở hữu?

Mỗi một chủ thể với tư cách là chủ sở hữu thực hiện các quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu.

2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu?

Để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu có một số nghĩa vụ nhất định trong các trường hợp cụ thể. Đó là những trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết có nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của mình hoặc của người khác mà bắt buộc phải gây một thiệt hại nhỏ hơn để ngăn chặn thiệt hại.

Ví dụ: Khi hỏa hoạn có nguy cơ lan rộng phải áp dụng biện pháp dỡ bỏ một số nhà liền kề để ngăn chặn. Trong trường hợp này chủ sở hữu không được cản trở người gây thiệt hại nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hon có nguy cơ xảy ra.

BLDS quy định gây thiệt hại trong những trường hợp trên không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Người trực tiếp gây ra thiệt hại không phải bồi thường cho chủ sở hữu. Người phải bồi thường là người đã gây ra tình thế cấp thiết (gây hoả hoạn) dẫn đến thiệt hại xảy ra.

Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang là vấn đề quốc sách của tất cả các quốc gia. Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua một số công trình khảo sát thực tế, chúng ta đều biết rằng hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường ở các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp lớn đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tỉ lệ phần trăm ô nhiễm môi trường đã vượt xa giới hạn cho phép.

Để bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội ta có một cuộc sống bình thường, để cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước phát triển theo chiều hướng tích cực, để phù hợp với lợi ích chung của xã hội và cộng đồng… BLDS đã quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Điều 172 BLDS quy định:

“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đổi với tài sản thì chủ thể phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Điều luật còn chỉ ra rằng nếu chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong khi thực hiện quyền của mình mà làm ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm chấm dứt ngay các hành vi gây ô nhiễm đó, đồng thời phải thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả. Người có hành vi làm ô nhiễm môi trường sống còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.

Khi xây dựng các công trình trên đất mà chủ sở hữu có quyền sử dụng thì chủ sở hữu công trình còn phải có nghĩa vụ tôn ữọng quy tắc xây dựng và phải bảo đảm an toàn đối với các công trình xây dựng liền kề. Chủ sở hữu công trình không được xây dựng vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng đã quy định; phải đào móng, xây cách mốc giới chung một khoảng cách nhất định. Trong xây dựng chủ sở hữu không được xâm phạm và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu công trình ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa, dỡ bỏ hoặc phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục nếu có nguy cơ xảy ra sự cố nhằm bảo đảm an toàn chung cho những người xung quanh. Neu để xảy ra thiệt hại thì chủ sở hữu công trình còn phải có ttách nhiệm bồi thường theo chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Do sống trong xã hội và cộng đồng nên các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung giữa các bất động sản, không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Ranh giới này có thể được xác định theo thoả thuận, theo tập quán hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng loại tài sản đặc biệt là đất đai có liên quan đến những người xung quanh và liền kề được quy định tại khoản 2 Điều 175 BLDS như sau:

“Người sử dụng đẩt được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giớị của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

3. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu?

– Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Như vậy chủ sở hữu là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, tức là được nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác.

– Mặc dù là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đó là những điều cấm không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại cho xã hội và những chủ thể khác.

4. Một số trường hợp chiếm hữu theo quy định pháp luật

Những trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật

+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.

=> Những trường hợp chiếm hữu không thuộc vào các trường hợp trên được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

5. Chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản

Theo quy định tại Điều 240 đến Điều 244 của Bộ luật dân sự 2015

Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

– Trường hợp 1:

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.

Đây là những trường hợp xác lập quyền sở hữu đặc biệt và phải qua một thời hạn nhất định thì người tìm thấy, người phát hiện,… tài sản mới có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó hoặc tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước (đối với tài sản là bất động sản hoặc là di tích lịch sử – văn hóa)

– Trường hợp 2:

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo các trường hợp dưới đây thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu:

+ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác)

+ Quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

– Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

– Lưu ý: Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

– Tiêu dùng là việc sử dụng tài sản vào mục đích khai thác công dụng của tài sản đó và thường được dùng với tài sản có tính chất tiêu hao. Tiêu hủy là việc biến đổi hoàn toàn hình dạng, trạng thái, công dụng, tính chất,… của tài sản.

– Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về quyền sở hữu, chủ sở hữu cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group