1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn

Để tòa án, các bên đương sự chuẩn bị các điều kiện để tiến hành, tham gia xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn cũng phải thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn là khoảng thời gian xác định từ thời điểm tòa án thụ lí vụ án đến thời điểm tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn. Do vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc, áp dụng pháp luật và không có yếu tố nước ngoài nên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, thời hạn này vẫn phải đảm bảo cho tòa án, các đương sự có đủ thời gian để tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc tòa án ra phán quyết chính xác và đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xữ sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn là 1 tháng kể từ ngày tòa án thụ lí vụ án.

Để tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật thì trong thời hạn chuẩn bi xét xử sơ thẩm, tòa án xác định xem vụ án có đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không? Cụ thể:

– Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa cạc đương sự rõ ràng không? bị đơn có thừa nhận nghĩa vụ không? nếu bị đơn thừa nhận nghĩa vụ thì sự thừa nhận của bị đơn có xuất phát từ ý chí tự nguyện không? có vi phạm địều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội không?

– Tòa án xác định, thẩm tra lại chứng cứ xem đã đầy đủ chưa? các đương sự có thống nhất về tài liệu chứng cứ của vụ án không? có cần tiến hành các biện pháp thu thập chứng cử không?

– Tòa án xác định, thẩm tra lại địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở của các đương sự có rõ ràng không?

– Tòa án xác định vụ án có yếu tổ nước ngoài không? có cần phải thực hiện việc uỷ thác tư pháp không? Nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì xác định xem các đương sự có thoả thuận về việc áp dụng thủ tục rút gọn không? có thoả thuận về xử lí tài sản không?

– Xác định vụ án có cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

– Xác định bị đơn hoặc người liên quan có đưa ra yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không?

Như vậy, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, nếu vụ án đắp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và không thuộc các trượng hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.

Tuy nhiên, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn, thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn không? về vấn đề này, căn cứ khoản 2 Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 214 và Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể vấn đề này để tránh kéo dài việc giải quyết vụ án.

2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

Khi vụ án có đủ các điều kiện theó quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội đung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm ra quyết định;

– Tên tòa án ra quyết định;

– Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên thẩm phán, thư kíkí tòa án; họ, tên thẩm phán dự khuyết (nếu có);

– Họ, tên kiểm sát viên; họ, tên kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

– Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

– Xét xử công khai hoặc xét xử kín;

– Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự để đương sự thực hiện các quyền tố tụng của mình như quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán, thư kí tòa án, kiểm sát viên, quyền khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và quyền tham gia phiên tòa. Quyết định này cũng được gửi ngay cho viện kiểm sát để viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chuẩn bị tham gia phiên tòa. Trường hợp viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, viện kiểm sát phải nghiêmcứu và trả lại hồ sơ cho tòa án.

Để chắc chắn rằng quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn là đúng đắn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn thì Điều 329 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án tòa án đã ra quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, chánh án tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

– Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn nếu vụ án đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Huỷ quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nêu vụ án không đáp ứng đầy đủ các các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc xuất hiện một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của chánh án tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group