1. Chứng từ vận tải đa phương thức là gì?

Chứng từ vận tải đa phương thức (Multi-modal transportation vouchers) là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

2. Hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức

Khi MTO nhận trách nhiệm về hàng hoá, anh ta hoặc người được uỷ quyền sẽ cấp một chứng từ vận tải đa phương thức tuỳ theo người gửi hàng lựa chọn ở dạng lưu thông được hay không lưu thông được.
Chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được khi:
Nó được lập theo lệnh hay cho người cầm chứng từ
Nếu lập theo lệnh, nó sẽ chuyển nhượng được bằng ký hậu
Nếu lập cho người cầm chứng từ, nó chuyển nhượng được mà không cần ký hậu
Nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ
Nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi “không lưu thông được”
Chứng từ vận tải đa phương thức được cấp theo hình thức không lưu thông được khi nó ghi rõ tên người nhận hàng.

3. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm những gì?

Khi lập chứng từ, người lập cần chú ý đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại Điều 14 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, bao gồm:

  • Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
  • Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
  • Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
  • Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
  • Tên của người gửi hàng;
  • Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
  • Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
  • Địa điểm giao trả hàng;
  • Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
  • Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
  • Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
  • Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
  • Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
  • Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập trên sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.

4. Các loại chứng từ vận tải đa phương thức quan trọng

Công ước Liên hiệp quốc về chưyên chở hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế ngày 5/10/1980 đến nay vẫn chưa có hiệu lực nên chưa có mẫu chứng từ mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh. Dưới đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức quan trọng cần có:

  • Chứng từ (MULTIDOC – Multimodal transport document): MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức do Công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng.
  • Chứng từ liên hợp (COMBIDOC – Conbined transport document): COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển sử dụng (VO.MTO). Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua.
  • Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for Conbined transport Shipment or port to port Shipment): Là loại chứng từ do các hãng tàu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức vận tải khác nếu khách hàng cần.
  • Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal transpot Bill Lading – FB/L): Là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức. Vận đơn FIATA hiện đang được sử dụng rộng rãi. FB/L là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán. FB/L có thể dùng trong vận tải đường biển.

5. Ðịa điểm giao hàng

  • Ngày hay thời hạn giao hàng ở địa điểm giao nếu được thoả thuận rõ ràng giữa các bên
  • Nói rõ chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được hay không lưu thông được
  • Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức
  • Chữ ký của MTO hoặc người được anh ta uỷ quyền
  • Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thoả thuận rõ ràng giữa các bên hoặc tiền cước kể cả loại tiền ở mức người nhận hàng phải trả hoặc chỉ dẫn nào khác nói lên tiền cước do người nhận phải trả
  • Hình thức dự kiến các phương thức vận tải và các địa điểm chuyển tải nếu đã biết khi cấp chứng từ vận tải đa phương thức.

Ðiều nói về việc áp dụng công ước.

Bất cứ chi tiết nào khác mà các bên có thể thoả thuận với nhau và ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức nếu không trái với luật pháp của nước nơi chứng từ vận tải đa phương thức được cấp.

6. Quy định về phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế:

  • Tại thời điểm người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa. Người này phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở hai dạng: Chuyển nhượng được hoặc Không chuyển nhượng được và phải do người gửi hàng lựa chọn. Trừ trường hợp nội dung hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
  • Về mặt hình thức, chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế do người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp ký hoặc phải là người được người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế ủy quyền ký lên chứng từ.
  • Cách thức thể hiện chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể ở dạng chữ ký tay, chữ ký được in qua máy fax, hoặc đục lỗ, hoặc đóng dấu, hoặc ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực hiện hành.
  • Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thì người kinh doanh phải đăng ký với Bộ GTVT.

7. Thành phần hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế:

  • Giấy đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải lập.
  • Bộ Mẫu chứng từ vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải lập (hai bộ).
  • Thời gian để Bộ GTVT xác nhận là: Trong thời hạn 3 ngày làm việc.

8. Quy định về phát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa

  • Tại thời điểm người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa, người này phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức nội địa.
  • Về mặt hình thức, chứng từ vận tải đa phương thức nội địa do người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa trực tiếp ký hoặc phải là người được người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa ủy quyền ký lên chứng từ.
  • Cách thức thể hiện chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức nội địa có thể ở dạng chữ ký tay, chữ ký được in qua máy fax, hoặc đục lỗ, hoặc đóng dấu, hoặc ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực hiện hành.

9. Một số dạng chứng từ vận tải đa phương thức

  • Hình thức phát hành của chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được:
    • Xuất trình;
    • Theo lệnh;
    • Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
  • Hình thức phát hành của chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được. Trên chứng từ sẽ chỉ đích danh người nhận hàng.

10. Vấn đề chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức:

Việc chuyển nhượng chứng từ thực hiện theo quy định và hướng dẫn sau:

  • Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.
  • Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.
  • Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.

Trường hợp người kinh doanh ngành nghề vận tải đa phương thức cần hỗ trợ. Hãy liên hệ với chúng tôi – Luật Trung Tín để gửi các yêu cầu theo các kênh thông tin mà chúng tôi đã niêm yết công khai trên website.

11. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức

  • Chứng từ vận tải đa phương thức được xem là bằng chứng ban đầu của việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa để vận tải hàng hóa như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, loại trừ có trường hợp chứng minh ngược lại.
  • Trường hợp chứng từ đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã thực hiện việc chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc là từ người nhận hàng đã giao cho bên thứ ba. Nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào nội dung mô tả hàng hóa và có thực hiện đúng theo nội dung mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại đã được nêu trên sẽ không được chấp nhận.

12. Quy định về bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức

  • Trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức đã ghi những chi tiết về tính chất chung, có ký hiệu, có mã hiệu, ghi nhận số lượng kiện hoặc chiếc hoặc trọng lượng hoặc thể hiện rõ số lượng hàng hóa mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý cho rằng mô tả là không chính xác hàng hóa thực sự nhận được. Hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được ủy quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra các chi tiết đó. Họ có quyền ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức với nội dung là nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.
  • Trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được ủy quyền không thực hiện việc ghi chép bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì mặc nhiên được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.