1. Khái niệm chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp là tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ thay đổi từ hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác, thay đổi các yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên với công ty, chế độ trách nhiệm, tổ chức quản lý nội bộ… Chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi các mối quan hệ sở hữu, ví dụ: từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…
Việc chuyển đổi doanh nghiệp không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp chuyển đổi vì về nguyên tắc doanh nghiệp là chủ thể trong các quan hệ kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Do đố, pháp luật chi can thiệp vào chuyển đổi doanh nghiệp mức độ cần thiết về thủ tục chuyển đổi, các trường hợp chuyển đổi, bảo vệ bên thứ ba, các khoản nợ… Khi chuyển đổi doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp tăng lên theo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi có thể làm thay đổi chế độ trách nhiệm của (các) chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện như thế nào theo quy định mới?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

2. Đặc điểm của chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủ tục pháp lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường trước, trong và sau quá trình chuyển đổi. Chuyển đổi doanh nghiệp có một số đặc điểm dưới đây:
về chủ thể quyết định việc chuyển đổi: chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong doanh nghiệp quyết định.
về lý do chuyển đổi: thường xuất phát từ ý chí tự chuyển của (các) chủ sở hữu nhằm triển khai định hướng phát triển công ty phù họp với điều kiện mới của chủ đầu tư, song cũng có thể mang tính bắt buộc để tránh nguy cơ giải thể (ví dụ khi số lượng thành viên công ty giảm dưới mức tối thiểu, nếu không muốn giải thể, lại không kết nạp thêm thành viên mới thì doanh nghiệp phải chuyển đổi).
về hệ quả của việc chuyển đổi: (i) làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, về thủ tục pháp lý, tất yếu cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau chuyển đối, (ii) có thể làm thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp, nếu khi chuyển đổi doanh nghiệp xuất hiện thêm thành viên công ty hay cổ đông mới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp không có sự thay đổi về chủ sở hữu của doanh nghiệp mà chi thay đổi về loại hình doanh nghiệp, như chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ.

3. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp:

Từ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn «-> Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên <-► Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Doanh nghiệp tư nhân -> Công ty trách nhiệm hữu hạn

3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần:

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các phương thức sau đây:
– Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
– Chuyển đổi thành cồng ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
– Chuyển đổi thành công ty cồ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tồ chức, cá nhân khác;
– Kêt hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Luật doanh nghiệp năm 2020 sử dụng phương pháp liệt kê khi quy định về các phương thức tổ chức lại loại hình doanh nghiệp, nhưng lại khắc phục được nhược điểm của phương pháp liệt kê bằng cách quy định phương thức cuối cùng bao giờ cũng là sự kết hợp của các phương thức nêu ở trên. Tuy nhiên, phương thức cuối cùng quy định Luật doanh nghiệp nãm 2020 sẽ là bất hợp lý bởi lẽ phương thức (a) tự bản thân nó thì không thể kết hợp với các phương thức (b) và (c) được. Cụ thể, phương thức (a) chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi loại hình về mặt hình thức từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phàn mà không có huy động thêm tổ chức/cá nhân khác góp vốn cũng như không bán phần vốn góp cho tổ chức/cá nhân khác, với điều kiện là số thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp này phải chí ít từ 03 thành viên trở lên. Do đó, Luật doanh nghiệp năm 2020

3.2 Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phuơng thức sau đây:
– Một cổ đông nhận chuyển nhuợng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
– Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
– Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Khác với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác, trong trường hợp công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì các nhà làm luật chỉ liệt kê ba phương thức có thể xảy ra và kết quả của ba phương thức này đều dẫn đến việc là số lượng chủ sở hữu cuối cùng của doanh nghiệp là một (hoặc cá nhân hoặc tổ chức, hoặc là cổ đông hiện hữu của công ty hoặc một cá nhân/tổ chức khác mà không là cổ đông).
Lưu ý: theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phướng pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3.3 Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:
– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
– Chuyển đổi thành cồng ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Trong trường hợp này việc chuyển đổi có thê dẫn đến sự thay đổi số lượng chủ sở hữu của công ty (từ tối thiểu là 03 cổ đông sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi số lượng chủ sở hữu, và giảm trong trường hợp này cũng không được giảm quá 02 vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên dao động từ 02 đến 50 thành viên). Tuy nhiên, điểm d khoản 1 Điều 198 Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ nên quy định “chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm b và c khoản này” bởi lẽ tự bàn thân phương thức (a) đã loại bỏ phương thức (b) và (c) rồi .

3.4 Doanh nghiệp tư nhăn chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văh bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Đây là điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020. Trên thực tế, trước khi Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thì các doanh nghiệp tư nhân nếu muốn chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì đều phải thực hiện hai bước, một là giải thể doanh nghiệp tư nhân, và hai là thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí để thực hiện cà hai bước này. Để giải quyết bài toán đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã linh hoạt hơn cho doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần phải thực hiện một bước, đó là đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp tư nhân đó thỏa mãn các điều kiện quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thù tục thực hiện việc chuyển đổi được quy định bởi Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đãng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đãng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật. Thông qua đó giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và đơn giản thủ tục hành chính trong việc thực hiện việc chuyển đổi.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group