1. Khái niệm chuyển giao

Chuyển giaolà chuyển giao quyền hoặc tài sản của một cá nhân cho người khác hoặc doanh nghiệp. Khái niệm này tồn tại trong nhiều giao dịch kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư và nhà kinh doanh, ví dụ nổi bật nhất xảy ra khi hợp đồng quyền chọn được chuyển giao, người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải hoàn thành các yêu cầu của hợp đồng.

Tuy nhiên, cũng có những loại giao dịch kinh doanh khác cũng được gọi là một giao dịch chuyển giao.

2. Đặc điểm của chuyển giao

Chuyển giao có nghĩa là chuyển một số hoặc tất cả các quyền và nghĩa vụ tài sản cho người khác thông qua một thỏa thuận bằng văn bản. Ví dụ: người nhận thanh toán chỉ định quyền thu thập các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho ngân hàng. Chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao, tặng hoặc bán cho một người khác quan tâm đến thương hiệu đó.

Để có hiệu lực, một giao dịch chuyển giao phải có sự tham gia của các bên có năng lực pháp lí, được các bên xem xét và đồng ý.

3. Chuyển giao không bồi hoàn là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định nào để giải thích cho khái niệm về chuyển giao không bồi hoàn là gì. Chính vì vậy, để hiểu được khái niệm về chuyển giao không bồi hoàn là gì trước tiên chúng ta hay cùng hiểu về khái niệm bồi hoàn là gì? Bồi hoàn trong nhiều hoàn cảnh sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Vì dụ như sau:

+ Bồi hoàn là việc cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc hành vi gây thiệt hại phải trả số tiền theo quy định của pháp luật để nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại.

+ Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ và có quyền yêu cầu công chức, viên chức hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường nếu công chức, viên chức có lỗi khi thi hành công vụ.

+ Người học nghề, người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho người sử dụng lao động (cá nhân, pháp nhân) khoản tiền mà những người này đã bồi thường thiệt hại.

Theo đó, từ nhiều quan điểm tổng hợp của nhiều nguồn khác nhau thì tác giả sẽ định nghĩa về chuyển giao không bồi hoàn như sau:

“Khi nhà đầu tư xây dựng xong, được phép kinh doanh để thu lãi trong một khoảng thời gian (hay như thế nào đó tùy thuộc vào hợp đồng), sau đó sẽ chuyển giao cho nhà nước hay một tổ chức nào đó, và không được nhận bồi hoàn thì gọi là chuyển giao không bồi hoàn.”

4. Quy định về chuyển giao không bồi hoàn

Đối với việc chuyển giao không bồi hoàn sẽ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy về quy định của pháp luật về chuyển giao không bồi hoàn sẽ rất rộng. Theo đó, trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ nêu một số quy định về chuyển giao không bồi hoàn trong một số lĩnh vực như sau:

Thứ nhất, quy định về đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết hoặc thỏa thuận và được quy định tại Giấy phép đầu tư việc chuyển giao không bồi hoàn tài sản theo cam kết hoặc thỏa thuận ban đầu sau khi kết thúc thời hạn hoạt động cho Nhà nước Việt Nam hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Bên Việt Nam được đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Không thay đổi nội dung cam kết chuyển giao không bồi hoàn. Kế thừa và tiếp tục thực hiện dự án đầu tư liên quan đến cam kết chuyển giao không bồi hoàn;

+ Không gia hạn thời hạn thực hiện dự án đầu tư.

– Trường hợp thay đổi nội dung cam kết chuyển giao không bồi hoàn quy định tại Giấy phép đầu tư thì việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Một, trình tự và thủ tục chuyển đối doanh nghiệp

– Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp đồng thời với đăng ký lại, doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định của Khoản 1 Điều 11 Nghị định này tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Quyết định đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.

– Trường hợp không phải hỏi ý kiến các Bộ, ngành thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Trường hợp cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan được hỏi có ý kiến bằng văn bản trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Trường hợp không chấp thuận hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

– Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm ghi lại vào Giấy chứng nhận đầu tư các nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ, ưu đãi đầu tư và các cam kết hoặc điều kiện (nếu có) của Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư (nếu có).

– Doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy phép đầu tư, các Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư đã cấp (nếu có) cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi nhận Giấy chứng nhận đầu tư.

Hai, trình tự và thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp

– Doanh nghiệp đề nghị đăng ký lại nộp hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Trường hợp không phải hỏi ý kiến các Bộ, ngành thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Trường hợp cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan được hỏi có ý kiến bằng văn bản trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Trường hợp không chấp thuận hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

– Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm ghi lại vào Giấy chứng nhận đầu tư các nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ, ưu đãi đầu tư và các cam kết hoặc điều kiện (nếu có) của Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư (nếu có).

– Doanh nghiệp đăng ký lại phải nộp lại bản gốc Giấy phép đầu tư, các Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư đã cấp (nếu có) cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi nhận Giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ hai, chuyển giao không bồi hoàn phần quyền sở hữu của Nhà Nước

– Chuyển giao không bồi hoàn phần quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản là việc Nhà nước quyết định giao phần quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ cho đối tượng nhận chuyển giao mà không phải hoàn trả phần giá trị tài sản của Nhà nước.

– Giao không bồi hoàn phần quyền sở hữu tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc quản lý của Nhà nước

+ Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản từ khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Hợp đồng hoặc ngày có quyết định chấm dứt thực hiện nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành việc xử lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhiệm vụ khoa học và công nghệ kết thúc theo Hợp đồng hoặc ngày có quyết định chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ và tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm thanh lý hợp đồng và thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận thực hiện theo Mẫu số 01/TSC-BBGN Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc quản lý, sử dụng tài sản sau khi được tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật có liên quan đến tài sản tiếp nhận, chủ thể tiếp nhận (tổ chức, cá nhân) và các văn kiện, điều khoản của nhiệm vụ đã được ký kết hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Định kỳ hằng năm, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả việc chuyển giao không bồi hoàn phần tài sản thuộc về nhà nước để công khai và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

5. Thực trạng một số dự án chuyển giao không bồi hoàn hiện nay

Hiện nay, nhiều dự án có quy định về nghĩa vụ chuyển giao không bồi hoàn của nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sắp kết thúc hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Chính phủ nước ta đã tiến hành cử cán bộ chuyên trách thực hiện việc rà soát tổng thể về tình hình triển khai và thực hiện nghĩa vụ của tất cả các dự án có nội dung chuyển giao không bồi hoàn. Đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện, việc thực thi của các bên có liên quan; làm rõ những bất cập, tồn tại; đề xuất, kiến nghị chính sách và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Mục đích của việc rà soát pháp luật dự án có nội dung chuyển giao không bồi hoàn chính là tạo cơ sở pháp lý xử lý vướng mắc chuyển giao không bồi hoàn tại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới.

Cụ thể, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung các quy định tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020 để tạo cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề vướng mắc hiện nay liên quan tới nội dung chuyển giao không bồi hoàn tại các dự án FDI.

Qua đó, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam, bên Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án FDI, tránh phát sinh tranh chấp quốc tế theo đúng chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp nội dung nêu trên trong quá trình xây dựng, trình ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc bổ sung các quy định mới được kỳ vọng góp phần tạo cơ sở pháp lý xử lý vướng mắc chuyển giao không bồi hoàn tại các dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)