1.Chuyển hướng không xi-nhan phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt như sau:
+) Đối với xe máy:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp Điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);” (Điểm a Khoản 3 Điều 6)
+) Đối với ô tô:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:……
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp Điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);” (Điểm c Khoản 3 Điều 5)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật giao thông miễn phí trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
2. Quy định pháp luật về đối với xe điện chở khách?
Trả lời:
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về việc kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe điện, do đó, bạn tham khảo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Về tổ chức, quản lý:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.”
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua tổng đài 1900.0191 chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
3.Thẩm quyền xử phạt vi phạm luật giao thông đường bộ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo điểm i, k khoản 2 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt hành chính như sau:
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
I) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”.
Theo quy định tại điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Như vậy, cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ trong đó có hành vi điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Công an xã có thể bắt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm?
4.Xử phạt lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ?
Trả lời:
Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ người lái xe có lỗi gì, có hành vi phạm cụ thể là gì nên chúng tôi chưa thể xác nhận được chốt giao thông xử phạt 6 triệu đối với người lái xe là có đúng quy định của pháp luật hay không. Tuy nhiên, pháp luật có quy định rõ trong từng trường hợp cụ thể, đối với các hành vi vi phạm sẽ có các mức xử phạt tương ứng. Chúng tôi xin được trích dẫn một số điều luật quy định mức xử phạt ( 3 triệu, 6 triệu) đối với những hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô để bạn tham khảo và đối chiếu như sau:
– Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định xử phạt đối với người điều khiển xe và điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5.Cảnh sát 141 có quyền xử phạt người tham gia giao thông?
.
Luật sư tư vấn luật giao thông qua tổng đài, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi, câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự.Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
“Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy các loại xe tương tự xe mô tô, các lạo xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực”.
Nghị định không có quy định về phạt khi không mang biên lai thu phí bảo trì đường bộ. Như vậy bạn chỉ bị phạt về lỗi không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group