Tôi đã lấy vợ được 3 năm, trong năm đầu tiên chưa chuyển hộ khẩu nên vợ tôi vẫn dùng được bảo hiểm y tế (BHYT) cũ còn hạn, nay vợ tôi đã chuyển khẩu về nhà tôi ở tỉnh Hòa Bình, thuộc khu vực 135. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi vợ tôi chuyển về đấy thì có được cấp BHYT theo khu vực như tôi và gia đình nhà tôi không. Bố tôi là Thương binh có BHYT, mẹ tôi cũng có BHYT dài hạn, anh và chị dâu tôi đều là công chức, cũng có BHYT, tôi cũng có BHYT được nhà nước cấp. con tôi dưới 3 tuổi cũng có BHYT. Vậy nếu như vợ tôi không được nhà nước cấp BHYT thì thủ tục để vợ tôi mua BHYT tự nguyện như thế nào?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật lao động của Công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191
Trả lời:
Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp nhứ sau:
Căn cứ pháp lý
Luật bảo hiểm y tế 2008
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung một số điều số 46/2014/QH13
Nội dung
Trong trương hợp này, sau khi chuyển hộ khẩu về nhà bạn, thì vợ bạn hoàn toàn có quyền được tham gia BHYT theo nơi đăng ký thường trú mới là khu vực nhà bạn giống như gia đình bạn.
Trình tự, thủ tục tham gia đăng ký BHYT tự nguyện như sau
– Trường hợp tham gia theo cá nhân:
+ Người tham gia ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của Đại lý thu BHYT tự nguyện; xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp (đối với đối tượng tạm trú) và CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, nộp Tờ khai cho Đại lý hoặc cơ quan BHXH để kiểm tra, đối chiếu.
+ Sau khi nhận tờ khai, sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú, đối chiếu với CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, Đại lý thu ký xác nhận trên tờ khai.
– Trường hợp tham gia theo hộ gia đình:
Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình và áp dụng mức đóng của nhân dân, nếu có đông thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia BHYT tự nguyện, thì thành viên thứ 3 sẽ được giảm 10% mức đóng của cá nhân; từ thành viên thứ 4 trở đi, mỗi thành viên được giảm 20% mức đóng của cá nhân.
Việc giảm mức đóng chỉ thực hiện với những đối tượng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình khi có tên trong cùng một hộ khẩu.
+ Đại diện hộ gia đình ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của Đại lý hoặc cơ quan BHXH; photocopy sổ hộ khẩu, nộp tờ khai cùng bản copy sổ hộ khẩu và sổ hộ khẩu gốc để Đại lý kiểm tra, đối chiếu;
+ Đại lý thu hoặc đại diện cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện, thực hiện việc đối đối chiếu giữa tờ khai với sổ hộ khẩu, giữa sổ hộ khẩu gốc với bản copy, nếu đảm bảo xác thực, thì Đại lý hoặc đại diện cơ quan BHXH ký vào tờ khai và bản copy sổ hộ khẩu để xác định trách nhiệm của mình, đồng thời tính toán mức đóng của từng thành viên hộ gia đình tham gia BHYT, chốt số tiền phải đóng của cả hộ.
Cụ thể được quy định tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung một số điều số 46/2014/QH13 như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn luật lao động.