Theo phân tích ở phần cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Hội đồng thành viên làm việc thông qua các cuộc họp. Các thành viên khi tham gia dự họp có quyền thảo luận về các nội dung theo kế hoạch họp trước khi biểu quyết thông qua. Do đó, sẽ không tránh khỏi trường họp các thành
1. Mua lại phần vốn góp
Theo phân tích ở phần cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Hội đồng thành viên làm việc thông qua các cuộc họp. Các thành viên khi tham gia dự họp có quyền thảo luận về các nội dung theo kế hoạch họp trước khi biểu quyết thông qua. Do đó, sẽ không tránh khỏi trường họp các thành viên có ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề. Nói cách khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên không phải lúc nào cũng được thông qua với sự đồng thuận 100% từ tất cả thành viên. Trong trường hợp này, pháp luật về doanh nghiệp cho phép thành viên biểu quyết phản đối nghị quyết của Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Việc này phải được thực hiện theo những điều kiện và thủ tục luật định. Cụ thể, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
– Tổ chức lại công ty;
– Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định về những trường hợp này. Đe bào vệ quyền lợi của chủ nợ, việc mua lại và thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Luật doanh nghiệp năm 2020 dự liệu được sự phức tạp của vấn đề giá cả trong việc mua lại phần vốn góp nên đã có cơ chế xử lý thỏa đáng cho vấn đề này. Theo đó, khi có yêu cầu của thành viên, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
2. Chuyển nhượng phần vốn góp
2.1 Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp
Trừ trường hợp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
– Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
– Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại theo quy định nêu trên cho người
không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Từ quy định này có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
2.2 Thành viên hiện hữu của công ty phải được ưu tiên nhận chuyển nhượng
Quy định này xuất phát từ việc bảo đảm tính chất “đóng” trong cơ cấu thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với mục đích hạn chế sự tham gia ngay lập tức của người bên ngoài vào công ty. Do đó, các thành viên hiện hữu của công ty phải được ưu tiên nhận chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các thành viên. Người chuyển nhượng đưa ra điều kiện bán cho các thành viên phải giống nhau, các điều kiện này không chỉ đơn thuần là giá cả mà là mọi điều kiện.
2.3 Các thành viên không mua hoặc không mua hết mới được chuyển nhượng ra bên ngoài?
Thứ hai, hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán, nếu các thành viên không mua hoặc không mua hết mới được chuyển nhượng ra bên ngoài. Điều kiện chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài đòi hỏi phải giống như những điều kiện dành cho các thành viên trong công ty. Quy định này nhằm tránh trường hợp người chuyển nhượng không muốn chuyển nhượng cho thành viên nên sẽ đưa ra điều kiện gây bất lợi cho các thành viên, từ đó, chuyển nhượng cho người ngoài . Mục đích của quy định là rất phù hợp nhưng chưa rõ ràng. Liệu có thể chuyển nhượng cho người bên ngoài với điều kiện cao hơn so với điều kiện cho thành viên trong công ty được không? về câu chữ cho thấy là không. Tuy nhiên, không cho chuyển nhượng trong trường hợp này là bất hợp lý vì quy định này chỉ bảo vệ cho các thành viên còn lại mà không bảo vệ cho thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra trường hợp các thành viên còn lại tìm cách để mua với điều kiện có lợi cho mình bằng cách ép người bán. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân bên ngoài có thể đưa ra điều kiện có lợi hơn cho người chuyển nhượng. Sẽ phù hợp hơn nếu quy định: “chỉ được chuyển nhượng với điều kiện không thấp hơn điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán”.
Xuất phát từ bất cập này, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty, thiết nghĩ nên thăm dò điều kiện từ phía bên ngoài trước để xác định điều kiện chuyển nhượng, sau đó dùng các điều kiện này để chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty. Như vậy, người bán sẽ bảo vệ được quyền lợi của mình trước các thành viên còn lại tốt hơn so với việc đưa điều kiện trước cho các thành viên còn lại.
về thủ tục chuyển nhượng, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định chi tiết về nội dung này mà để cho các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chi tiết hơn về thời điểm xác lập tư cách thành viên. Cụ thể, thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên .
Việc xác định rõ thời điểm người mua được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp được mua đã góp phần làm giảm bớt nguy cơ rủi ro cho các bên trong giao dịch chuyển nhượng vốn.
Áp dụng quy định này trên thực tế, có một số vấn đề đặt ra: (i) Thời điểm nào được xác định là thời điểm người mua trờ thành thành viên của công ty, dựa vào thời điểm hoàn tất việc thực hiện hợp đồng hay thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi thành viên?; (ii) Thế nào là hoàn tất việc chuyển nhượng, hoàn tất việc chuyển nhượng có đòi hỏi các bên phải thực hiện xong hợp đồng chuyển nhượng vốn không, kể cả việc thanh toán? Nếu được hiểu là phải thực hiện xong việc thanh toán thì các bên khó lòng yên tâm khi tiến hành giao dịch chuyển nhượng vốn, bởi lẽ nếu bên mua thanh toán xong nhưng việc đăng ký thay đổi thành viên tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp gặp trục trặc thì bên mua gặp rủi ro; ngược lại, nếu bên bán hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi thành viên trước khi bên mua thanh toán thì bên bán gặp rủi ro. Luật doanh nghiệp năm 2020 đã khắc phục được những bất cập này khi quy định người mua thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty khi thông tin của họ được ghi nhận trong sổ đăng ký thành viên.
Trường họp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
3. Thay đổi vốn điều lệ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có quyền tăng hay giảm vốn điều lệ. Theo đó, công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
– Tăng vốn góp của thành viên;
– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định hai trường hợp công ty tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Quy định này bào đảm quyền góp vốn công bằng giữa các thành viên khi công ty tăng vốn điều lệ, tránh trường hợp các thành viên tranh nhau góp thêm. Bằng cách này, vốn điều lệ công ty tăng lên nhưng tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên không thay đổi, tương quan quyền lực trong công ty không thay đổi.
Ngược lại, nếu công ty chọn cách tiếp nhận thành viên mới thì vốn điều lệ công ty tăng nhưng tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên sẽ thay đổi, tương quan quyền lực giữa các thành viên sẽ khác so với ban đầu.
Một điểm mới trong Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác. Ngược lại, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
– vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
về thủ tục, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chi tiết và đầy đủ hơn .
Neu việc giảm vốn điều lệ không đúng quy định, các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần vốn đã giảm
4. Chia lợi nhuận
Khi góp vốn thành lập công ty, các thành viên đều mong muốn nhận được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng vãn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
– Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
– Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải cỏ nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ được chia cho các thành viên theo những điều kiện nhất định. Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của thành viên trong công ty.
Nếu việc chia lợi nhuận trái với những quy định nêu trên thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ sổ tiền, tài sản tương ứng với khoản lợi nhuận đã chia.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group