1. Có bằng lái xe hạng B1 thì được điều khiển phương tiện nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi học giấy phép lai xe hạng B1 thì tôi có quyền chạy xe của họ hàng được không ? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

– Khoản 6 Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định:

“6. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.”

– Khoản 5 Khoản 6 Điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTV quy định:

” 5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.”

Như vậy, khi bạn có giấy phép lái xe hạng B1 thì bạn có thể điều khiển các loại xe theo quy định trên, không phân biệt xe đó đăng ký quyền sở hữu trên giấy đăng ký xe đứng tên ai (tên bạn hay họ hàng của bạn) với điều kiện xe đó đủ điều kiện lưu thông trên đường.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Công an xã có thẩm quyền kiểm tra giấy phép lái xe, bằng lái xe không?

2.Bị mất hai đốt ngón tay được thi bằng lái xe B2?

Hai đốt tay ở ngón đeo nhẫn bên phải của em bị cụt. Hiện tại em có nhu cầu thi bằng lái xe hạng B2 để phục vụ cho công việc hiện tại thì có đủ điều kiện để thi không ạ? Em xin cảm ơn Luật sư.
Mong sớm được phản hồi từ phía Luật sư

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng B2 được quy định trong luật giao thông đường bộ. Giống như các kỳ thi sát hạch chứng chỉ khác, thi bằng lái xe ô tô bằng lái xe ô tô cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đây là điều bắt buộc phải làm của Tổng cục đường bộ để tăng chất lượng tài xế và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn không may bị mất hai đốt ngón tay, và bạn đang có nguyện vọng muốn thi bằng lái xe hạng B2. Đối với những thắc mắc của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 49 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 59.Giấy phép lái xe

4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:…

c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Về điều kiện để được thi bằng lái xe hạng B2

Căn cứ tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 60.Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, bạn mong muốn đi thi bằng lái xe hạng B2 thì cần đủ 18 tuổi và đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe mà pháp luật đã quy định

– Về điều kiện sức khỏe của người lái xe

Bộ giao thông vận tải và Bộ y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ ở y tế khám sức khỏe cho người lái xe có hiệu lực từ ngày 10/10/2015

Căn cứ theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2015/TTLT- BYT- BGTVT quy định:

Đối với người lái xe hạng B2 về điều kiện cơ- xương-khớp:

Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng B2:

– Cứng/dính một khớp lớn;

– Khớp giả ở một vị trí các xương lớn;

– Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động;

– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ;

– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên; hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên;

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn bị cụt mất 2 đốt ngón tay trên 1 bàn tay mà các chi còn lại bình thường cũng như không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn vẫn đủ điều kiện sức khỏe để được thi bằng lái xe hạng B2.

Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn mất 2 đốt ngón tay mà không thuộc các trường hợp quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì đủ điều kiện để thi bằng lái xe hạng B2.

3.Bị cụt ngón tay có được học bằng lái xe hạng C?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: tôi muốn học bằng lái xe hạng c. Nhưng do tai nạn lao động tôi bị cụt 2 đốt của ngón tay trỏ và 2 đốt của ngón giữa trên bàn tay phải. Vậy có được học bằng lái xe hạng c không?
Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, Điều kiện để được học và thi bằng lái xe hạng C cũng phải tuân thủ các quy định về tuổi và sức khỏe của người lái xe cụ thể theo quy định tại Điều 60, Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.”
– Luật giao thông đường bộ 2008

Thứ hai, Điều kiện về sức khỏe được quy định như sau:

Điều kiện sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục số 1 theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

SỐ TT

CHUYÊN KHOA

TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE

Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng

NHÓM 1

(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1)

NHÓM2

(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1)

NHÓM 3

(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE)

VII

CƠ – XƯƠNG – KHỚP

Cứng/dính một khớp lớn.

Khớp giả ở một vị các xương lớn.

Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.

Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

=> Như vậy: Người Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên thì không đủ điều kiện lái xe hạng C

4.Có thể thi lại bằng lái xe khi đang bị tạm giữ không?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi tham gia giao thông và chạy quá tốc độ cho phép là 22km/h. Tôi đã bị cảnh sát giao thông giữ bằng lái và hẹn ngày nộp phạt sau đó đến lấy bằng lái. Thấy có nhiều thứ phiền phức nên tôi có thể không tới lấy bằng mà làm hồ sơ để thi lấy bằng mới được không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Căn cứ theo điểm a khoản 7 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20km/1h sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

Cùng với mức phạt tiền thì hành vi này sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng căn cứ tại điểm c khoản 10 điều 6 Nghị định này

Câu hỏi: Có thể bỏ bằng đang bị CSGT giữ để làm hồ sơ cấp bằng mới không?

Trường hợp này, không nên làm hồ sơ cấp bằng mới vì khi cơ quan chức năng phát hiện có hành vi khai báo không đúng sự thật thì bị xử phạt hành chính đến 5.000.000 đồng theo quy định:

Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Như vậy, để tránh gặp phải mức phạt quá nặng thì người vi phạm nên nộp phạt theo mức xử phạt của pháp luật, không nên bỏ bằng lái đang bị CSGT giữ để làm hồ sơ thi bằng lái xe mới

5.Mất bằng lái xe có được tham gia giao thông?

Xin chào Công ty Luật LVN Group, tôi có câu hỏi mong được Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi bị mất bằng lái xe ô tô, tuần trước tôi có làm thủ tục cấp lại và được hẹn 60 ngày sẽ có bằng. Vậy trong thời gian này, nếu tôi điều khiển xe ra đường có bị xử phạt hành chính hay không? Tôi cảm ơn.

Trả lời:

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra khi lái xe tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe và một số giấy tờ khác.

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.

Như vậy, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“3.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe”.

Như vậy, nếu bạn không mang giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cần phân biệt “không mang theo Giấy phép lái xe” và “không có Giấy phép lái xe”. Nếu bạn bị mất Giấy phép lái xe vào thời điểm bị kiểm tra và bạn đã có giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới; thì giấy hẹn đó chỉ chứng minh bạn không thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe, để bị xử phạt hành chính với mức phạt cao hơn mà thôi. Giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới không có giá trị thay thế cho bằng lái xe đã bị mất.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định 1 trường hợp được điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe là đó là trường hợp giấy phép bị tạm giữ. Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Theo như quy định trên, nếu không bị mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế cho những giấy tờ đang bị tạm giữ. Người không có giấy phép lái xe trong thời gian chờ xử lý vi phạm thì vẫn được phép điều khiển phương tiện. Nếu đã qua thời hạn xử lý vi phạm, người vi phạm vẫn không chấp hành các biện pháp xử phạt, mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ.

Trong trường hợp này của bạn, bạn bị mất giấy phép lái xe chứ không phải giấy phép lái xe của bạn bị tạm giữ. Nên bạn không thuộc trường hợp theo quy định của Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu bạn điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định với mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group