Thời gian thực sự công tác của tôi bắt đầu từ tháng 11 năm 1978 cho đến nay đã được 37 năm nhưng do hoàn cảnh gia đình phải nhiều lần phải chuyển công tác nên sổ bảo hiểm không đóng đủ số năm công tác. Sổ bảo hiểm của tôi được tính bắt đầu tháng 9-1979 (qua nhiều lần bị gián đoạn) được đóng đến 8-2008 (tính ra được 30 năm) Hiện nay tôi vẫn còn đang làm việc cho Công Ty CPTVXD Trí Việt nhưng Công ty gặp nhiều khó khăn nên đã nợ bảo hiểm không có tiền trả kể từ 8-2008. Còn 6 tháng nữa là tôi đủ 60 tuổi để về hưu nhưng tôi rất lo lắng vì không biết làm cách nào làm được thủ tục nghỉ hưu mà đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi có cách nào tôi tự bỏ tiền để đóng bảo hiểm những năm còn công tác phần cá nhân tôi mà không phụ thuộc vào khoản nợ tập thể của Công ty không? Trường hợp nếu không được thì sau vài năm nữa Công ty có tiền trả Bảo hiểm thì tôi có được truy lĩnh những tháng lương hưu bị mất trong thời gian công ty nợ bảo hiểm không? Tôi nay sức khỏe đã yếu nhưng cố sức đi làm cho đủ năm để có lương hưu.

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động công ty Luật LVN Group.

 Tư vấn về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty

Tư vấn luật lao động trực tiếp qua tổng đài điện thoại1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

– Công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 của BHXH Việt Nam

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất, căn cứ theo điểm b, Khoản 2 Công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 của BHXH Việt Nam thì: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu Giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì Giám đốc BHXH tỉnh xem xét phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết. Do đó, để được chốt sổ bảo hiểm, bạn có thể liên hệ với người quản lý doanh nghiệp để thỏa thuận về việc giải quyết chế độ của mình. 

Thứ hai,tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 

Như vậy, khi bạn được chốt sổ bảo hiểm thì thời hạn đóng bảo hiểm của bạn là 36 năm trừ đi tổng số thời gian bị gián đoạn. Sau khi tính được thời hạn đóng bảo hiểm, bạn có thể tham khảo Mục 4, chương III của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để xác định được chế độ hưu chí của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật, gọi1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group