1. Khái quát chung

Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2020 có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, công ty hợp danh có it nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn: Công ty hợp danh có ỉt nhất hai thành viên hợp danh, Công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn:
Thứ hai, công ty hợp danh chội trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty băng tài sản của công ty, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết sổ nợ còn lại của công ty nếu tài sản của cồng ty không đủ để trang trải sổ nợ của công ty.

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh được thể hiện như thế nào?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, về nguyên tắc thì thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty – chế độ trách nhiệm hữu hạn, còn các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn khi làm ăn kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh. Tuy nhiên, bù lại các thành viên hợp danh được hưởng quy chế pháp lý linh hoạt hơn rất nhiều so với thành viên/cổ đông trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Cụ thể, thành viên hợp danh được quyền tổ chức hoạt động kinh doanh trong công ty, được quyền nhân danh công ty tiến hành kinh doanh trên danh nghĩa công ty, mỗi thành viên hợp danh là mỗi người đại diện theo pháp luật trong điều hành kinh doanh của công ty… Quyền năng của thành viên họp danh là rất lớn, hành vi của mỗi thành viên hợp danh có thể đem lại lợi ích, tài sản nhưng có thể tạo ra những khoản nợ cho công ty hợp danh. Bởi vậy, pháp luật đặt ra trách nhiệm liên đới và vồ hạn của các thành viên hợp danh để buộc các thành viên hợp danh phải liên kết chặt chẽ với nhau và tăng cường trách nhiệm trong các hoạt động của mình dưới danh nghĩa công ty hợp danh.
Thứ ba, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:Chính công ty hợp danh là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Bản thân công ty là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các quan hệ pháp luật tố tụng. Các thành viên hợp danh mặc dù trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh nhưng khi kinh doanh, ký kết họp đồng phải nhân danh công ty và dưới tên công ty để đưa công ty tham gia vào các quan hệ pháp luật. về tài sản của công ty hợp danh, công ty hợp danh có tài sản độc lập. Công ty hợp danh có tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, những tài sản được liệt kê tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Tài sản này tách bạch với tài sản của các thành viên công ty. Khi thành lập, cũng như góp vốn vào công ty hợp danh, dù là thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn cũng phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Khi hoàn thành thủ tục này, các thành viên không còn là chủ sở hữu của các tài sàn góp vốn, thay vào đó chính công ty hợp danh trở thành chủ sở hữu tài sàn góp vốn, còn các thành viên là chủ sở hữu chung đối với công ty. về trách nhiệm tài sản, như đã phân tích ở trên, công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ còn lại của công ty.
Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào: Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì cồng ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Điều này đã thu hẹp khả năng huy động vốn của công ty hợp danh, do đó để huy động vốn, công ty có thể lựa chọn các phương án khác như tăng vốn điều lệ từ việc góp thêm vốn của các thành viên hiện hữu, hay tiếp nhận vốn từ thành viên mới, hoặc vay mượn của các tổ chức, cá nhân khác. Lưu ý, trường hợp tiếp nhận vốn từ thành viên mới phải được thực hiện theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty, bởi cách huy động vốn này có thể tác động đến sợi dây liên kết vốn rất chặt chẽ giữa các thành viên, đặc biệt là việc kết nạp thành viên hợp danh mới.

2. Khái niệm công ty hợp danh

Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

Điều 177. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

3.1 Hội đồng thành viên

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty, gồm tất cả các thành viên mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng thành viên, được Hội đồng thành viên bầu từ các thành viên hợp danh.
Vì là cơ quan gồm tập thể các thành viên của công ty, cho nên Hội đồng thành viên làm việc theo cơ chế tập thể thông qua các cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc cách thức khác do Điều lệ công ty quy định, về triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thẩm quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên thuộc về Chủ tịch Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Vỉệc gửi thông báo mời họp và các tài liệu thảo luận được thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp làm chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty với các nội dung chủ yếu được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Điều kiện thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên: Tùy thuộc vào vấn đề biểu quyết mà quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dựa trên các tỷ lệ biểu quyết khác nhau. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết và trong trường hợp đó, biểu quyết của Hội đồng thành viên công ty hợp danh là biểu quyết theo thành viên mà không theo phần vốn góp. Cụ thể, quyết định của Hội đồng thành viên đối với các vấn đề được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề khác không quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

3.2 Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Qua các quy định trên, có thể thấy rằng các thành viên hợp danh tự phân công nhau công việc quản lý và giữ các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, tức là ở công ty hợp danh không được thuê người ngoài giữ các chức danh này. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng cho dù là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc thì việc quản lý doanh nghiệp, điều hành các hoạt động kinh doanh cũng được thực hiện với tư cách thành viên hợp danh. Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng minh thị rất rõ các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc có nhiệm vụ chính trong việc triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên, ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên, hay phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh. Đặc biệt là trong các quan hệ pháp luật với cơ quan nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác…
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc có vai trò nổi bậc trong các quan hệ pháp luật tố tụng, còn nhìn chung thì quyền hạn của họ cũng như các thành viên hợp danh khác. Sở dĩ Luật doanh nghiệp năm 2020 ấn định Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc là đại diện cho công ty hợp danh trong các quan hệ pháp luật với cơ quan nhà nước và quan hệ pháp luật tố tụng, bởi công ty hợp danh vốn có nhiều thành viên họp danh – nhiều người đại diện theo pháp luật, điều này không thuận lợi cho Nhà nước khi làm việc với công ty hợp danh do đó cần cá thể hóa cá nhân có trách nhiệm làm việc với mình.
Như vậy, công ty hợp danh tồn tại dựa trên nền tảng gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, đặc trưng này thường không dễ dàng đạt được cộng với trách nhiệm liên đới và vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh buộc cho các nhà đầu tư phải cân nhắc thận trọng về những ưu và nhược điểm của loại hình công ty này. Trong khi đó các loại hình doanh nghiệp khác, đặc biệt là các mô hình công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn có khả năng giới hạn được rủi ro cho nhà đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập đơn giản, những ưu điểm này tác động mạnh đến quyết định lựa chọn của họ. Dĩ nhiên, không có loại hình doanh nghiệp nào là hoàn hảo, các nhà kinh doanh dựa trên các điều kiện, nhu cầu, nguyện vọng, nguồn lực hạn chế của mình để đưa ra quyết định.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group