1. Giới thiệu chung về cơ chế kiểm tra, rà soát chính sách thương mại của WTO

Rà soát chính sách thương mại là hoạt động được quy định trong Phụ lục 3 về Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (Trade Policy Review Mechanism – TPRM) thuộc Hiệp định WTO, hay còn gọi là Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại; theo đó các chính sách về thương mại và liên quan tới thương mại của các quốc gia thành viên sẽ được rà soát và đánh giá theo định kỳ.

Khái niệm về cơ chế rà soát chính sách thương mại – một trong những kết quả đầu tiên của vòng đàm phán Uruguay, xuất hiện từ cuộc họp đánh giá kết quả giữa kỳ của vòng Uruguay tại Montreal (Canađa) tháng 12/1988. Tại cuộc họp này, các nước tham gia đã nhất trí thiết lập một cơ chế rà soát nhằm đảm bảo tính minh bạch và khả năng giám sát đối với các quy định và chính sách của các nước thành viên. TPRM được xây dựng vào năm 1989 và sau đó đã được đưa vào Phụ lục 3 của Hiệp định WTO. Việc rà soát được tiến hành từ năm 1989, ban đầu tập trung chủ yếu vào trao đổi hàng hóa (trong khuôn khổ GATT). Sau khi WTO được thành lập năm 1995, phạm vi rà soát đã được mở rộng ra cả dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

“Mục tiêu của TPRM là nhằm làm cho các Thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc, nguyên tắc và cam kết được ghi nhận trong các Hiệp định Thương mại Đa biên và các Hiệp định Thương mại Nhiều bên khi các Hiệp định này có thể được áp dụng, nhờ đó hệ thống thương mại đa biên vận hành suôn sẻ hơn, đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết nhiều hơn về các chính sách và thực tiễn thương mại của các Thành viên”.

Theo đó, cơ chế rà soát cho phép đánh giá và thẩm định tập thể thường xuyên toàn bộ phạm vi chính sách và thực tiễn thương mại của từng thành viên và tác động của chúng đối với sự vận hành của hệ thống thương mại đa biên. Chức năng của cơ chế rà soát là xem xét tác động của các chính sách và thực tiễn thương mại của một Thành viên đối với hệ thống thương mại đa biên. Cần lưu ý rằng TPRM không tạo cơ sở cho việc thi hành các nghĩa vụ cụ thể theo các Hiệp định hoặc theo các thủ tục giải quyết tranh chấp, hoặc để áp đặt các cam kết chính sách mới đối với các Thành viên.

Việc đánh giá theo cơ chế rà soát sẽ được tiến hành, trong phạm vi thích hợp, trong bối cảnh chung của các nhu cầu, chính sách và mục tiêu kinh tế và phát triển của Thành viên liên quan, cũng như môi trường bên ngoài của nước Thành viên này.

2. Các thủ tục kiểm tra và định kỳ rà soát hiệp định của WTO

2.1. Các thủ tục kiểm tra hiệp định

Năm 1997, uỷ ban về Hiệp định Thương mại khu vực chấp thuận các nguyên tắc chỉ đạo về thủ tục để cải tiến và tạo thuận lợi cho qua trình kiểm tra. Uỷ ban đòi hỏi cải tiến các yêu cầu thông báo, xây dựng một khuôn khổ tiêu chuẩn cho việc nộp những thông tin ban đầu về RTAs, và hy vọng là một thủ tục cải tiến và có hiệu quả hơn để lập các báo cáo từ mỗi cuộc kiểm tra. Đáng tiếc, kinh nghiệm trong những năm đầu chứng tỏ rằng, ngay cả các thủ tục có hiệu quả cũng không vận hành nếu không có ý muốn chính trị. Không một báo cáo nào được thừa nhận trong thời gian 3 năm đầu, kể từ khi nguyên tắc chỉ đạo này được công nhận. Do đó nảy sinh những vấn đề để biện giải cho việc nghiên cứu tốn nhiều thời gian, mà có thể trong đa số trường hợp, do báo cáo không có kết luận rõ ràng và sự đồng thuận về tính nhất quán của hiệp định.

2.2. Định kỳ rà soát hiệp định

Các bên tham gia RTAs được kiểm tra trong CRTA có nghĩa vụ báo cáo định kỳ (báo cáo 2 năm một lần) về hoạt động của các hiệp định (đoạn 11 của Bản ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV và chỉ dẫn của GATT cho các Bên Ký kết; xem các Công cụ Cơ bản cùng các Tài liệu Chọn lọc – BISD 1 8.S/38). Các bên cũng phải báo cáo lại bất kỳ thay đổi quan trọng nào của hiệp định khi phát sinh. Năm 1998, CRTA chấp thuận những khuyến nghị liên quan đến việc làm báo cáo về các hiệp định thương mại khu vực gửi tới Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và uỷ ban Thương mại và Phát triển. Cùng với những vấn đề khấc, các điều tham khảo được đề ra nhằm áp dụng Khuôn khổ Tiêu chuẩn và điều khoản thống kê được cập nhật. Tuy nhiên, các báo cáo 2 năm một lần không đòi hỏi mở lại bất kỳ quá trình kiểm tra nào. Những báo cấo định kỳ “đổi mới” thuộc seri đầu tiên được nộp năm 1999.

Từ vấn đề nêu trên, thấy rằng việc ký kết RTAs hay việc thực hiện chúng với những nỗ lực cao nhất giữa các Bên chỉ là một khía cạnh của hội nhập kinh tế. Tổn trọng các quy tắc WTO liên quan và các tiêu chí cũng quan trọng, nhằm bảo đảm sự minh bạch cho phần còn lại của cộng đồng thương mại và quan trọng hơn để có thể chứng minh những tác động thương mại sáng tạo của RTAs, được coi là bổ sung cho những nỗ lực tự do hoá ở cấp độ đa phương.

3. Định hướng phát triển các quy tắc hiện hành.

Uỷ ban về các Hiệp định Thương mại Khu vực của WTO được uỷ quyền đại diện để kiểm tra mối quan hệ giữa chủ nghĩa địa phương và hệ thống thương mại đa phương, uỷ ban này cũng chỉ đạo việc kiểm tra các RTAs đã thông báo và cân nhắc thường xuyên “các vấn đề hệ thống” của mối quan hệ giữa chủ nghĩa địa phương và hệ thống thương mại đa phương. Đại diện của CRTA cũng khuyến khích phát triển các thủ tục hiệu quả hơn nữa đê kiểm tra các hiệp định đã thông báo dưới ánh sáng các điều khoản liên quan của WTO.

Dựa vào cuộc thảo luận có hệ thống trong CRTA, phần tóm tắt sau đây cố gắng làm nổi bật những vấn đề chính có khả năng được nêu ra trong tương lai, cố gắng làm rõ các điều khoản của WTO về RTAs.

Thứ nhất, cần làm rõ hơn nữa khái niệm “phần chủ yếu trong toàn bộ thương mại”, điều này được coi là cần thiết vì nó hiện diện trong khoản 8(b), Điều XXIV của GATT.

Trong phần lớn các trường hợp, các chướng ngại là việc loại trừ rõ rệt ngành nông nghiệp. Những bước phát triển hiện nay dường như cho thấy trong tương lai, khó khăn ngày càng tăng khi phải loại bỏ hoàn toàn một ngành ra khỏi phạm vi bao trùm của một khu vực thương mại tự do. Một giải thích được coi là khả dĩ thuộc đường hướng này được củng cố bởi sự diễn đạt trong lời mở đầu “Bản ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV của GATT 1994”. Một số thành viên WTO cũng đã lý luận rằng thương mại chỉ được tự do hoá từng phần, thông qua FTAs theo ý nghĩa là không có ý định huỷ bỏ thuế trong khoảng thời hạn hợp lý (vượt quá 10 năm chỉ trong những hoàn cảnh ngoại lệ), không thuộc phạm vi của Điều XXIV. Theo những điều chỉ trích này thì thương mại ưu đãi không được xem xét trong việc thẩm định là có hay không “thuế và các quy định hạn chế khác của thương mại được loại trừ trong phần chủ yếụcủa toàn bộ thương mại”. Việc giải thích này đã bị thách thúc.

Thứ hai, cần làm rõ mỗi quan hệ giữa Điều XXIV của GATT 1994 với những hiệp định khác theo Phụ lục IA của Hiệp định WTO.

Vấn đề ở đây đối với FTAs liên quan đến thuật ngữ “các quy định thương mại khác được duy trì” tại Điều XXIV, khoản 5(b) và thuật ngữ “những quy định hạn chế thương mại khác” tại Điều XXIV, khoản 8(b). Có những cách nhìn nhận khác nhau điều này của hiệp định mà theo Phụ lục IA có thể nói là được bao quát bởi các điều khoản này. Dù cho rằng thuế quan và biểu thuế thường bị thay thế bằng các biện pháp phi thuế (NTMs) khác nhau như những công cụ chính sách thương mại, song dường như sắp có sự gia tăng sức ép sau này về sự chính xác trong phạm vi của “các quy định thương mại khác”.

Thứ ba, liên quan đến khoản 5(b) Điều XXIV của GATT và Bản Ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV có sự cần thiết phải làm rõ hơn là “thuế có thể áp dụng khi thành lập FTA đó không cao hơn thuế tương ứng tồn tại trong những lãnh thổ hợp thành như nhau trước khi thành lập FTA”.

Bản Ghi nhớ này phần nào làm sáng tỏ sự mơ hồ liên quan đến liên minh thuế quan (Điều XXIV, khoản 5(a) bằng việc làm rõ hơn thuế đang đề cập là thuế suất được áp dụng. Điều này vẫn đang là vấn đề tranh cãi liên quan đến FTAs và khoản 5(b) Điều XXIV, nhưng cũng có khả năng trong tương lai sẽ có một thoả thuận khác để làm sáng tỏ rằng “thuế có thể áp dụng” và “thuế hiện hành” được hiểu là thuế suất được áp dụng.

Thứ tư, việc kiểm tra các hiệp định hội nhập kinh tế theo Điều V của GATS hiện nay vẫn chưa gây nhiều chú ý đối với cuộc tranh luận có hệ thống về việc giải thích các điều kiện nêu trong khoản 1 Điều V cho RTAs bao gồm thương mại dịch vụ.

Tuy vậy, xem xét từ những kinh nghiệm từ việc kiểm tra các hiệp định theo Điều V trong những năm đầu của WTO đã có thể dự kiến rằng các vấn đề như phạm vi bao trùm theo ngành chủ yếu (số ngành, khối lượng thương mại và phương thức cung cấp; ghi chú của Điều 5, khoản 1) hoặc tính chất phảt triển của các hiệp định hội nhập kinh tế, sẽ trở thành những vấn đề bất đồng, tương tự như Điều XXIV của GATT. Những đề xuất đã được đề ra nhằm làm sáng tỏ các tiêu chí nêu tại Điều V.

4. Một số hiệp định thương mại khu vực (RTAs) đã thông báo với WTO

4.1. Một số hiệp định đã thông báo theo Điều XXIV của GATT

STT Tên hiệp định Ngày có hiệu lực Ngày thông báo Tình trạng kiểm tra
1

Điều ước Roma, thành lập Cộng đồng châu Âu EC

01.01.57 24/4/57 Đã kết thúc kiểm tra (1957)
2 EC/ Algeria 01.07.76 28.07.76 Đã kết thúc kiểm tra (1977)
3 EC/Andorra 01.07.91 25.02.98 Đang kiểm tra bởi CRTA
4 EC/Bulgaria 31.12.93 23.12.94 Đang kiểm tra bởi CRTA
5 EC/Cypus 01.06.73 13.06.73 Đã kết thúc kiểm tra (1974)
6 EC/Czech 01.03.92 13.05.96 Đang kiểm tra bởi CRTA
7 EC/Egypt 01.07.77 15.07.77 Đã kết thúc kiểm tra (1978)

4.2. Một số hiệp định đã thông báo theo điều khoản cho phép

STT Tên hiệp định Ngày có hiệu lực Ngày thông báo Tình trạng kiểm tra
1 Điều ước Montevideo 18.03.81 01/07.82
2. Điều ước Asuncion MERCOSUR 29.11.91 05.03.92 Đang kiểm tra bởi CRTA
3 Hiệp định ba bên 01.04.68 23.02.68 Đã kết thúc kiểm tra (1968)
4 Hiệp định thuế quan ưu đãi giữa các thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế 1992 1992 Đã kết thúc kiểm tra (1992)
5

Hiệp định Bangkok

17.06.76 02.11.76 Đã kết thúc kiểm tra (1978)

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)