Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Thư Luật sư của LVN Group LVN Group.

Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group giải đáp về viêc. Chia tài sản khi không có giấy đăng kí kết hôn. Tôi và anh T lấy nhau năm 2000, lúc đó chúng tôi có đăng kí kết hôn. Năm 2001 tôi sinh một bé trai đầu lòng. Khi cháu được 9 tháng tuổi anh sang Đức làm ăn. Đến năm 2003 anh bàn với tôi li hôn giả để anh nhập quốc tịch bên Đức.

Tôi đồng ý và li hôn đơn phương. Năm 2005 anh không nhập được quốc tich bên đó, anh về nước. Chung tôi vẫn chung sống với nhau nhưng không đăng kí lại. Năm 2006 tôi sinh thêm bé gái. Đến nay vì nhiều lý do chúng tôi không thể tiếp tục chung sống được nữa, tôi quyết đinh chia tay. Chúng tôi có tài sản chung là một ngôi nhà do một mình anh đứng tên. Vậy xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi. Tài sản đó có được chia đôi không? Mong Luật sư của LVN Group hướng dẫn các phương án cụ thể để tôi được chia tài sản.

Mong Luật sư của LVN Group phản hồi sớm!

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

TRẢ LỜI:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật dân sự 2015;

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo thông tin Qúy khách cung cấp, năm 2003 vợ chồng Qúy khách tiến hành ly hôn.

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định này, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, năm 2003 vợ chồng Qúy khách ly hôn, vì vậy những tài sản phát sinh sau thời điểm đó không còn được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Sau thời điểm ly hôn, vợ chồng Qúy khách vẫn sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại. Vợ chồng quý khách trong thời gian chung sống cùng tạo lập được một tài sản chung là một ngôi nhà do người chồng đứng tên. Tài sản này xét ở góc độ pháp lý không được coi là tài sản của Qúy khách và người chồng cũ của Qúy khách vì:

Thứ nhất, tài sản này không được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ hai, tài sản này chỉ đứng tên của người chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện tại, nếu hai người quyết định không tiếp tục sống chung như vợ chồng nữa. Để có thể được chia tài sản này Qúy khách có thể tham khảo các phương án sau:

– Phương án 1:Thỏa thuận với người chồng về tỷ lệ phân chia và phương thức phân chia. Nếu thực hiện được phương án này là tốt nhất, vì không mất nhiều thời gian và án phí.

Phương án 2: Nếu hai bên không tiến hành thỏa thuận được thì Qúy khách có thể kiện ra Tòa yêu cầu phân chia một nửa tài sản. Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ được Tòa án chấp nhận nếu Qúy khách chứng minh được tài sản này cũng do Qúy khách góp sức tạo lập nên như: Chứng minh việc hai người chung sống cùng nhau, chứng minh việc Qúy khách có chuyển khoản cùng mua đất hoặc các chứng cứ khác chứng minh cho việc Qúy khách góp công sức để cùng tạo lập tài sản này. Tuy nhiên, thực tế đây cũng là một phương án mất thời gian, mất án phí và khó khăn.

Nếu quý khách không thỏa thuận được với người chồng, cũng không có căn cứ nào chứng minh cho việc Qúy khách có góp tiền, góp sức để tạo lập tài sản này thì rất khó để Tòa án chấp nhận việc phân chia tài sản naỳ cho Qúy khách.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềTư vấn về chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH Minh Khuê