Tuy vậy tôi vẫn tới lui thường với ông bà do gia đình mẹ cũng gần nhà ông bà (khoảng 1km). Vào khoảng 2 năm trước cha tôi cùng dì và 3 đứa em cùng cha khác mẹ của tôi dọn về ở cùng ông bà nội tôi và nhập hộ khẩu tất cả vào cùng! Được 1 năm thì ông nội tôi mất. Năm nay bà nội tôi vẫn còn nhưng bà hơi đãng trí vì quá già! Người dì tôi bắt đầu giành quyền, mỗi lần tôi ghé thăm bà thì lại nói chuyện chặn đầu không muốn tôi giành phần. Riêng cha tôi không có quyền hành gì cả, ông có 3 con riêng, 2 trai 1 gái (2 trai thì trên 18, bé gái còn tiểu học) Người con trai giữa thì rất quậy mới ra tù, lại nghe theo dì, nên cứ tôi ghé thăm bà là kiếm chuyện! Tôi có được quyền yêu cầu cha tôi chia đất đai hay không? Và sẽ được chia thế nào? Tôi cần tìm đến đâu để có người hỗ trợ về mặt pháp lý này!

Xin trân trọng cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191 

Trả lời 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

2. Nội dung phân tích:

Việc nhập hộ khẩu của bạn hay gia đình cha bạn không liên quan gì đến việc thay đổi người đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bây giờ ông bạn mất rồi thì phải xem ai là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Nếu quyền sử dụng đất thuộc về bà bạn thì bạn hay cha bạn hay dì đều không có quyền gì đối với mảnh đất này khi ông mất.

+ Nếu mảnh đất này thuộc toàn quyền sử dụng của ông, hoặc là tài sản chung của ông bà thì ông bạn chỉ có quyền với 1/2 mảnh đất. Theo quy định tại Bộ luật dân sự:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Thì về mặt pháp luật chỉ có cha bạn và bà bạn có quyền thừa kế đối với mảnh đất mà ông bạn có quyền sử dụng. Vợ hiện nay của ba bạn không có quyền gì đối với mảnh đất này nên không thể giành được.

Việc yêu cầu cha bạn chia đất, thì bạn cần biết rằng đây là tài sản thừa kế của cha bạn, toàn quyền định đoạt của ông mà không ai có thể chia tài sản này, việc chia hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí của ông. Trừ khi cha bạn mất, không để lại di chúc thì sẽ chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật như trên. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư dân sự – Công ty luật LVN Group