1. Có được ủy quyền cho người khác nhận quyết định ly hôn không ?
Trả Lời:
Thủ tục ly hôn bao gồm:
1. Đơn xin ly hôn (có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn về hộ khẩu và chữ ký của bạn nếu cần thiết). Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:
– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?
– Về con chung: Cháu tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn chị có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?
– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn chị muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?
– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Chị muốn giải quyết như thế nào?
2. Bản sao Giấy khai sinh của các con;
3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì phải xin xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký kết hôn hoặc trích lục bản sao.
Về vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn…
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Về vấn đề chia con chung khi ly hôn:
Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Vậy đối với đơn phương ly hôn thì phải nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi mà người còn lại cư trú. Còn ly hôn thuận tình thì có thể yêu cầu giải quyết tại TAND cấp huyện nơi chồng hoặc vợ cư trú đều được.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Vợ chồng tôi đã ly hôn, tuy nhiên tôi đã đi nước ngoài mà chưa kịp đến toà án để nhận tờ “Quyết định ly hôn”. Nay tôi làm giấy ủy quyền cho anh trai tôi đến lấy tờ quyết định ly hôn từ toà án, thì Giấy ủy quyền đó có bắt buộc phải xác nhận của cơ quan nào hay không?
=> Lúc này bạn cần có xác nhận của văn phòng công chứng tại nơi bạn đang ở nước ngoài và nơi mà anh trai bạn đang cư trú. Tức là bạn viết giấy ủy quyền rồi bạn công chứng ở nước ngoài rồi bạn gửi qua đường bưu điện cho anh trai bạn rồi anh bạn đi công chứng ở Việt Nam là được.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em lấy chồng HQ. mà đang ở VN chưa có qua bên HQ mà giấy tờ 2 bên đây cũng gần xong hết rồi ..ma bây giờ bên hàn quốc muốn li hôn..bên đây em cũng vậy…mà nếu bên Hàn Quốc họ k chịu làm thủ tục ly hôn…thi e phải làm sao..mà e cũng tự muốn ly hôn đơn phương bên Việt Nam luôn..cho e hoi phải làm sao mới ly hôn đơn phương bên Việt Nam được ạ.
=> Trường hợp này bạn lấy chồng HQ và bạn là người Việt Nam thì bạn vẫn có thể áp dụng quy định pháp luật Việt Nam. Vậy theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì thì những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Trình tự giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương với người nước ngoài:
Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại TAND cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn
Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Vợ tôi ngoại tình khi tôi đi làm xa.khi về nhà tôi có tát vợ mấy cái lúc chúng tôi cãi vã nhau.vợ tôi muốn kiện tôi tội bạo hành gia đinh và làm đơn ly hôn.xin hỏi tôi có bị truy cứu luật hình sự không.
Trường hợp này nếu hành vi đánh vợ của anh gây thương tật cho vợ anh với tỷ lệ là từ 11% trở lên hoặc dưới 11% theo Bộ luật hình sự quy định thì anh mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Nếu không bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Hiện nay em gái của tôi đang đi làm việc tại Đài Loan chồng ở nhà đòi ly hôn. hiện có 2 đứa con, cháu trai 5 tuổi, cháu gái 3 tuổi. Em gái tôi đi làm không về để giải quyết được trong khi chồng đòi nuôi 2 đứa con. Em tôi thì không đồng ý như vậy và muốn nuôi cả 2 đứa. Luật sư cho hỏi là nếu em tôi không về mà chồng nó ở nhà ly hôn đơn phương thì tòa có giải quyết không.
=> Trường hợp này nếu chồng em gái bạn có đầy đủ giấy tờ, tài liệu thì chồng em gái bạn vẫn có thể tiến hành ly hôn đơn phương. Nếu em bạn không có người đại diện tham gia phiên tòa thì có thể xem là từ bỏ yêu cầu độc lập.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em muốn ly hôn đơn phương. Hộ khẩu em ở SG. Hộ khẩu chồng em ở ĐT, cũng là nơi tụi em đăng ký kết hôn vào năm 2015. Tụi em có một con trai chung, hiện cháu 1 tuổi. Cuộc sống hôn nhân nhiều mâu thuẫn. Chồng không lo làm ăn, thường xuyên rượu chè, làm khổ vợ con. Em và chồng ly thân trong thời gian 1 năm. Em và con đang sống tại nhà ba mẹ đẻ ở SG. Nhìn thấy mâu thuẫn không thể hàn gắn, em quyết định ly hôn. Chồng không đồng ý ký đơn. Nay em muốn ly hôn đơn phương. Em xin hỏi Luật sư, em có thể xin ly hôn đơn phương tại TAND cấp quận, huyện nơi em đang sinh sống được không? Vì khoảng cách giữa SG và ĐT quá xa, em đi lại mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái.
Vì bạn làm đơn ly hôn đơn phương nên bạn bắt buộc phải nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú tức là ở ĐT. Bạn có thể nộp qua đường bưu điện, không cần thiết phải nộp trực tiếp nên bạn có thể hạn chế việc đi lại giữa hai bên.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
2. Làm sao để được nuôi con sau khi ly hôn khi không có nhà riêng ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 1900.0191
Trả lời:
Thứ nhất về việc trong thời gian đợi tòa gọi ra giải quyết ly hôn gia đình nhà chồng không cho bạn gặp con.
Căn cứ theo Điều 71, 72 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
3. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
4. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
Theo đó, bạn có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con bạn. Gia đình chồng bạn không cho bạn gặp con là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể nêu việc này ra trước tòa để dành được lợi thế hơn trong việc xin nuôi con tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Thứ hai về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó con bạn đã 40 tháng tuổi thì quyền nuôi dưỡng con bạn sẽ do hai bạn tự thỏa thuận, nếu hai bạn không thể thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con bạn.
Vì bạn không có nhà riêng, cũng không có công việc ổn định nên đây sẽ là một bất lợi cho bạn trong việc nhận nuôi con. Tuy nhiên bạn có thể trình bày trước tòa các hành vi xâm phạm đến danh dự của bạn do chồng bạn thực hiện:
Thứ nhất là hành vi chồng bạn đã nhiều lần nhắn tin đe dọa chửi bới và dọa giết bạn, lần gần đây nhất đã đến chỗ làm của bạn để chửi bới và dọa nạt các nhân viên làm cùng.
Hành vi đe dọa giết người có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 133.Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Bạn có thể thu thập những bằng chứng chứng minh hành vi đe dọa giết người của chồng bạn thông qua các tin nhắn, video ghi lại hành vi đe dọa, có người làm chứng là các nhân viên làm cùng bạn.
Thứ hai là hành vi chồng bạn đã tự lập facebook giả danh mang tên bạn đăng ảnh và cho số điện thoại lên mạng rêu rao bạn bán dâm, các số máy lạ đã gọi điện đến và gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn, buộc bạn phải thay số rất nhiều lần.
Hành vi này có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định của pháp luật hình sự như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Bạn có thể trình bày tất cả các sự việc để tòa án xem xét đến tư cách của chồng bạn, nếu để chồng bạn nuôi dưỡng con bạn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ con.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Nghĩa vụ trả nợ xây nhà sau khi ly hôn như thế nào ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trong tình huống của bạn có 2 vấn đề bạn muốn giải quyết đó là quyền nuôi 2 đứa con và không phải gánh khoản nợ chung với chồng. Trước hết việc phân chia quyền và nghĩa vụ sau khi ly hôn của hai vợ chồng trước tiên dựa trên sự thỏa thuận và thuận tình giữa hai bên, nếu hai bên không thể thể thỏa thuận được thì sẽ dựa theo pháp luật.
1. Quyền nuôi con:
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội. “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Hai vợ chồng chị có thể thỏa thuận về việc nuôi con chung sau khi ly hôn. Đối với cháu 7 tuổi thì cần hỏi ý kiến của cháu về nguyện vọng sống cùng với ai.
Vậy nếu bên không nhận nuôi con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận giữa 2 bên hoặc không thỏa thuận được sẽ dựa theo quyết định của Tòa án.
2. Nghĩa vụ tài sản chung
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ( Luật Hôn nhân và gia đình)
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Vậy căn nhà đó cũng nằm trong phần tài sản chung mà chị có quyền nhận 1 nửa sau khi ly hôn. Vậy dựa trên các quyền và nghĩa vụ của mình chị có thể thỏa thuận với chồng để đạt được mong muốn của mình. Trong tình huống không đưa ra 1 tiếng nói chung, tranh chấp ly hôn của chị sẽ có đại diện của bên Ngân hàng nơi chị thế chấp tài sản, chị có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định phát mại ngôi nhà để 1 nửa trả cho Ngân hàng và chị cần chứng mình tiềm lực về kinh tế của mình có thể nuôi được 2 con có thể cho chúng được điều kiện tốt hơn chồng để được quyền trực tiếp nuôi con.
3. Nghĩa vụ chung cho khoản nợ:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo đó, nếu đây là khoản vay để xây nhà phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì bạn sẽ phải cùng chồng chi trả khoản nợ này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
4. Vợ chồng đã cao tuổi tòa án có giải quyết thủ tục ly hôn không ?
>> Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Kết hợp với Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.
Thứ nhất, Theo như thông tin bạn cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn vì “mẹ của bạn và ba của bạn đã xảy ra cãi vã và ba bạn đánh mẹ bạn gây thương tích và mẹ bạn đã có giám định đầy đủ”. Với trường hợp này mẹ của bạn cần làm thủ tục như sau:
a) Các bước chuẩn bị
Bước 1: Mẹ bạn làm hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi ba bạn đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Mẹ bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
b) Thời gian giải quyết
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
c) Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có: (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có).
Thứ hai, về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Như vậy với trường hợp này của ba mẹ bạn thì tài sản sẽ được chia khi có sự thỏa thuận của hai bên nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì sẽ chia theo quy định của pháp luật. Còn chị em bạn đã ra ở riêng và có cuộc sống riêng rồi thì số tài sản này khi phân chia sẽ không liên quan đến hai chị em bạn.
Thứ ba, bạn có hỏi về việc sau khi ba mẹ bạn ly hôn thì chị em bạn có phải có trách nhiệm gì không? Chúng tôi có câu trả lời như sau: Chị em bạn vẫn phải có nghĩa vụ phụng dưỡng và chăm sóc ba mẹ bạn được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Với thông tin này thì hai chị em bạn có nghĩa vụ phải phụng dưỡng ba mẹ bạn, cũng như theo quy định của pháp luật sau khi ba mẹ bạn ly hôn. Việc phụng dưỡng ba mẹ này do hai chị em bạn thỏa thuận nếu không được thì do tòa án chỉ định.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
5. Tư vấn về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
>> Luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Với vấn đề thứ nhất: căn cứ quy định điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 82: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó, khoản 2 điều 83 quy định:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
>> Như vậy, chồng bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở; kể cả bạn và gia đình bạn. Nếu việc thăm nom của chồng bạn gây ảnh hưởng xấu đế việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn.
Với vấn đề thứ hai: có thể thấy, việc gia đình bên chồng bạn tự ý cho con bạn nghỉ học khiến cho cháu có tâm lý muốn nghỉ học; về nhân thân gia đình chồng bạn lại có nhân cách đạo đức không tốt, lô đề cờ bạc rượu chè có tiếng ở địa phương, nếu chồng bạn dạy cháu những mặt không hay này hoặc là có ý để cho cháu bắt chước thì cũng làm ảnh hưởng xấu đến cháu, khiến bạn sẽ rất khó dạy dỗ, nuôi dưỡng cháu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục con của bạn, và đặc biệt ảnh hưởng đến lối sống của đứa trẻ.
>> Vì vậy, đây có thể coi là lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Với vấn đề thứ ba, bạn muốn ngăn cản việc con mình thường xuyên qua nhà cha cháu là không hợp lý bởi quan hệ cha- con là quan hệ huyết thống, không những vậy, con bạn tự ý đến gia đình nhà cha cháu chứ không phải do gia đình cha cháu đến đón hay bắt ép đi. Trường hợp này, bạn có thể trò chuyện và thống nhất với con về thời gian đến nhà nội, tuy nhiên bạn cũng không nên quá nghiêm khắc trong việc cháu đến nhà cha cháu, tránh việc cháu nảy sinh ý nghĩ tiêu cực.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group