Em đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 8/10/2013 đến tháng 3/6/2014. Lần này là từ tháng 6/2015 đến tháng 1/2016 thì có được nhận bảo hiểm thất nghiệp không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật việc làm năm 2013

Nghị định 28/2015/NĐ-CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

2. Luật sư tư vấn:

Hiện nay theo quy định của Luật việc làm năm 2013 cũng như nghị định 28/2015/NĐ-CP thì có quy định bạn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn nhận. Cụ thể khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.
Như vậy bạn có thể về quê làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì theo quy đinh tại Điều 49 và Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định điều kiện như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Như vậy, dựa theo quy định trên, trong thời gian 24 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì nếu bạn đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, bạn dự định sẽ nghỉ việc khi hết tháng 1/2026, nghĩa là kể từ tháng 1/2014 đến 1/2016 bạn phải đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp thì mới được hưởng chế độ này. Dựa theo phần trình bày của bạn, bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được các tháng sau: 1/2014, tháng 2/2014, 3/2014 và các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12/2015 và tháng 1/2016. Như vậy, bạn mới chỉ đóng được 11 tháng bảo hiểm thất nghiệp, nếu tháng 1/2016 bạn nghỉ việc thì bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Về thời gian tham gia bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 45 Luật việc làm 2013 có quy định như sau:

Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Như vậy thời gian tham gia bao hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được cộng dồn theo quy định trên.

Về chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì bạn có thể nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH quận/ huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên bạn phải đáp ứng điều kiện hưởng BHXH 1 lần:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định về trường hợp người lao động được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.”

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc thì Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện được hưởng lương hưu được quy định như sau: “Sau một năm (12 tháng) nghỉ việc nếu người tham gia bảo hiểm xã hội không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần đồng thời chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nhận lại sổ và hưởng trợ cấp một lần”.

Tham khảo bài viết liên quan:

Về quê hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được không ?

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu ?

Có thể nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ở khác tỉnh với nơi đóng BHXH được không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Lao động