Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động 2012

– Bộ luật dân sự 2015

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam.

2. Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại điều 513 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng cộng tác viên được coi là hợp đồng dịch vụ giữa công ty bạn và người nước ngoài. Theo đó hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cộng tác viên không được coi là một hợp đồng lao động, cho nên hợp đồng này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2012.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam thì những đối tượng được coi là người lao động nước ngoài và phải xin cấp phép lao động bao gồm:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Như vậy, đối với trường hợp của công ty bạn vì hợp đồng cộng tác viên với người nước ngoài không được coi là hợp đồng lao động, do đó, khi công ty giao kết hợp đồng dịch vụ sẽ không thuộc trường hợp phải xin cấp phép lao động cho cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về xin cấp phép giấy phép lao động, gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group