Cổ phần hóa doanh nghiệp tư nhân thì định giá, xác định giá trị thương hiệu như thế nào ?

Cách định giá thương hiệu doanh nghiệp – Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group. Với yêu cầu của bạn, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định số 126/2017/NĐ-CP;

Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 22/4/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Nội dung tư vấn:

2.1. Xác định giá trị thực tế tài sản các loại của doanh nghiệp 

Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và các quy định sau: Giá trị thực tế từng loại tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng đồng Việt Nam theo danh mục tài sản theo dõi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– Đối với tài sản là hiện vật: Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng.

Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

– Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản hiện vật là rừng trồng, vườn cây, khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thì giá trị rừng trồng, vườn cây được xác định theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 22/4/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,…) của doanh nghiệp được xác định như sau: Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ; tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản; các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ đó…

2.2. Phương pháp tính giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Phương pháp 1:Dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường

Khi khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng vào uy tín và chất lượng của thương hiệu nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn bình thường. Đó chính là khả năng giá trị công thêm của thương hiệu mang lại cho một sản phẩm. Bạn có thể cân đo khả năng bán giá cao hơn bình thường của thương hiệu mình qua nghiên cứu khách hàng. Khách sẽ được hỏi nhiều câu để khám phá ra sự khác biệt giữa sản phẩm có thương hiệu  của bạn và sản phẩm cùng loại không có thương hiệu.

Phương pháp 2: Khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường

Nếu sản phẩm công ty bạn không phù hợp để định giá theo phương pháp dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường (phương pháp 1) thì có thể áp dụng cách tính dựa vào khả năng bán hàng dễ hơn bình thường đúng hơn là dựa vào sự ưa chuộng của khách. Với cách tính này, giá trị thương hiệu là khoản chênh lệch thị phần thay vì lợi nhuận như phương pháp 1.

Phương pháp 3:Dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu

Dựa vào chi phí để xây dựng một thương hiệu tương tự, có thể so sánh được. Ví dụ, nếu chi phí ước tính để xây dựng sản phẩm, thương hiệu mới tốn khoảng 100 tỷ đồng và xác suất thành công bình thường chừng 25% cho lĩnh vực kinh doanh đó, trung bình phải đầu tư gấp 4 lần (400 tỷ đồng) mới có thể bảo đảm 100% thành công. Do đó, để mua thương hiệu thành công có sẵn, trong trường hợp này, người mua sẽ phải trả khoảng 400 tỷ đồng là hợp lý. Chi phí cho thương hiệu này tuy chỉ có 100 tỷ đồng nhưng giá trị thương hiệu được xác định ở mức 400 tỷ đồng là hợp lý.

Phương pháp 4:Dựa vào giá cổ phiếu thị trường chứng khoán

Nếu doanh nghiệp bạn đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành. Nếu lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt…sẽ có số dư là tài sản vô hình. Tài sản vô hình này có thể chia làm ba phần: giá trị tài sản nhãn hiệu, giá trị của những yếu tố phi nhãn hiệu (nghiên cứu, bằng sáng chế…)và giá trị của những yếu tố ngành nghề (quy định của ngành…). Trong đó, tài sản nhãn hiệu được cho là hàm số của yếu tố thâm niên và thời điểm xuất hiện trên thị trường; cho phí quảng cáo cộng dồn; tỷ lệ quảng cáo hiện tại so với tổng chi phí quảng cáo toàn ngành.

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán dao động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan.

Phương pháp 5:Khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn bình thường

Đây có lẽ là phương pháp tốt nhất để đánh giá thương hiệu. Trong đó, thu nhập tương lai thương hiệu có thể mang lại được ước tính rồi trừ bớt. Dựa vào kế hoạch dài hạn, cụ thể là lấy con số luồng lợi nhuận dự tính và trừ giảm đi. Vấn đề là ước tính thế nào cho đúng. Phải cân nhắc yếu tố sức mạnh và ảnh hưởng thương hiệu với môi trường cạnh tranh.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN Group về yêu cầu xác định cách tính giá trị tài sản, giá trị thương hiệu khi cổ phần hóa công ty.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ về định gia thương hiệu trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group