1. Hiệp ước về Liên Minh châu Âu
Hiệp ước Maastricht (tên chính thức: Hiệp ước về Liên minh châu Âu, tiếng Anh: Treaty on European Union, TEU) là hiệp ước được ký kết ngày 7 tháng 2 năm 1992 ở Maastricht, Hà Lan sau khi thương thuyết xong ngày 7 tháng 12 năm 1991 giữa các nước thành viên của Cộng đồng châu Âu, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 1993 dưới thời Ủy ban Delors.
Hiệp ước này thành lập Liên minh châu Âu và đưa tới việc thiết lập đồng euro. Hiệp ước Maastricht đã được các hiệp ước sau đó sửa chữa bổ sung nhiều.
Đến năm 1993 đã có 12 quốc gia phê chuẩn Hiệp ước Maastricht về Liên minh châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Đan Mạch, Luxembourg, Bỉ, và Hà Lan. Áo, Phần Lan, và Thụy Điển trở thành thành viên của EU vào năm 1995.
2. Hiệp ước về Liên Minh châu Âu và ba trụ cột
Hiệp ước Maastricht dẫn tới việc lập ra đồng euro và lập ra cái thường gọi là ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu. Quan niệm về Liên minh chia thành trụ cột Cộng đồng châu Âu, trụ cột Chính sách đối ngoại và an ninh chung và trụ cột Tư pháp và Nội vụ. Hai trụ cột sau là các lĩnh vực chính sách liên chính phủ, trong đó quyền của các nước thành viên mở rộng lớn nhất. Trong khi dưới trụ cột Cộng đồng châu Âu, các cơ quan thể chế siêu quốc gia của Liên minh – Ủy ban, Nghị viện và Tòa án – có quyền nhiều nhất. Cả ba trụ cột đều là việc mở rộng các cơ cấu chính sách đã tồn tại từ trước.
Trụ cột Cộng đồng châu Âu là sự tiếp tục của Cộng đồng Kinh tế châu Âu và chữ “Kinh tế” được bỏ khỏi tên, để tiêu biểu cho nền tảng chính sách rộng lớn hơn do Hiệp ước Maastricht mang lại. Việc phối hợp trong chính sách đối ngoại đã diễn ra đầu thập niên 1970 dưới sự che chở của Việc hợp tác Chính trị châu Âu (tiếng Anh, “European Political Cooperation” hay “EPC”). Việc hợp tác Chính trị châu Âu đã được ghi vào các hiệp ước bởi Đạo luật chung châu Âu (tiếng Anh, “Single European Act”), nhưng không là thành phần của Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
Trong khi đó trụ cột Tư pháp và Nội vụ đã đưa việc hợp tác vào các lĩnh vực xét xử tội phạm, nơi nương náu cho người tị nạn, việc nhập cư và hợp tác tư pháp trong các vấn đề dân sự, một số trong các lĩnh vực này vốn đã là chủ đề cho việc hợp tác liên chính phủ trong việc thi hành Hiệp ước Schengen năm 1990.
Việc lập ra hệ thống 3 trụ cột là kết quả của mong muốn mở rộng Cộng đồng Kinh tế tới các lĩnh vực đối ngoại, quân sự, xét xử tội phạm, hợp tác tư pháp của nhiều nước thành viên, dù có mối nghi ngại của vài nước thành viên khác, nhất là Vương quốc Anh.
Thay vì đổi tên Cộng đồng Kinh tế châu Âu thành Liên minh châu Âu, thỏa thuận đạt được trong hiệp ước này sẽ lập ra một Liên minh châu Âu riêng rẽ, hợp pháp, bao gồm thay đổi tên gọi Cộng đồng Kinh tế châu Âu và các lĩnh vực chính sách liên chính phủ về chính sách đối ngoại, quân sự, xét xử tội phạm, hợp tác tư pháp. Cơ cấu này đã hạn chế phần lớn quyền của Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Tòa án Cộng đồng châu Âu để thúc đẩy các lĩnh vực chính sách liên chính phủ mới để bao gồm các trụ cột thứ hai và thứ ba: chính sách đối ngoại và các vấn đề quân sự (trụ cột Chính sách đối ngoại và an ninh chung) và việc hợp tác tư pháp trong xét xử tội phạm và các việc dân sự (trụ cột Tư pháp và Nội vụ).
3. Hiệp ước về Liên Minh châu Âu và nhân quyền
Theo Điều 2 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu có quy định rõ: “Liên minh châu Âu được thành lập trên cơ sở sự tôn trọng những giá trị về phẩm giá của con người, tự do, dân chủ, công bằng, nhà nước pháp quyền, tôn trọng quyền con người, bao gồm cả quyền của cá nhân của các dân tộc thiểu số. Các giá trị đó trở thành giá trị chung của các quốc gia thành viên trong một xã hội mà ở đó sự khác biệt, không phân biệt đối xử, khoan dung, công lý, sự đoàn kết và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới chiếm ưu thế.
Trên cơ sở đó, Liên minh châu Âu đã có xu hướng truyền bá các giá trị đó cho các quan hệ đối ngoại. Điều 21 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu có quy định: “Các hành động của Liên minh trên trường quốc tế sẽ chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc mà nó thôi thúc sự sáng tạo của riêng mình, phát triển và mở rộng, và tìm kiếm nhằm thúc đẩy trong thế giới rộng lớn: dân chủ, nhà nước pháp quyền, tính toàn cầu và không thể phân chia của quyền con người, các quyền tự do cơ bản, tôn trọng phẩm giá con người, các nguyên tắc của công bằng và đoàn kết và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế. Đây có thể được xem là kim chỉ nam hành động cho các Chương trình, Dự án quốc tế của Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, thúc đẩy quyền con người cũng được Liên minh châu Âu thừa nhận vì chính các lợi ích của bản thân Liên minh. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay thì sự lan tỏa của việc quản trị công tốt, hỗ trợ các cải cách chính trị và xã hội, giải quyết tình trạng tham nhũng và lạm dụng quyền lực, thiết lập nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền con người là phương thức hữu hiệu nhất để củng cố trật tự quốc tế.
Về cơ bản, trách nhiệm bảo đảm các quyền của công dân thuộc về các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Bên cạnh ưu thế của các thiết chế mạnh cùng với một nền tư pháp độc lập, tất cả các quốc gia thành viên đều là thành viên của Công ước châu Âu về quyền con người (ECHR). Đồng thời truyền thống hiến pháp của quốc gia thành viên cũng tạo nên bản sắc riêng của Liên minh châu Âu trong việc bảo vệ quyền con người.
Được xây dựng trên nền tảng đó, mục tiêu của Liên minh châu Âu là thúc đẩy hòa bình, các giá trị của mình và phúc lợi của nhân dân (Điều 3, Hiệp ước về Liên minh châu Âu). Mọi hoạt động phải bảo đảm sự khoan dung, phẩm giá con người, không phân biệt đối xử bao gồm đổi mới liên tục trong các lĩnh vực chính sách như đảm bảo công lý, lao động, các vấn đề xã hội và nhập cư.
Cơ quan về các quyền cơ bản có trụ sở tại Viên, sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ cho Liên minh châu Âu và soạn thảo chính sách. Bên cạnh đó, sự bảo vệ quyền con người ở Liên minh châu Âu còn được thực hiện trên nền tảng một văn kiện pháp lý hiện đang ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên Hiến chương về các quyền cơ bản.
4. Hiện ước Lisbon
Hiệp ước Lisbon (ban đầu được gọi là Hiệp ước cải cách) là một thỏa thuận quốc tế mà sửa đổi hai điều ước mà hình thành cơ sở hiến pháp của Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước Lisbon được ký kết bởi các quốc gia thành viên EU vào ngày 13 tháng 12 năm 2007 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 năm 2009. Nó sửa đổi Hiệp ước Maastricht (1993), được biết đến dưới hình thức cập nhật là Hiệp ước về Liên minh châu Âu (2007) hoặc TEU, và các hiệp ước Roma (1957), được biết đến dưới hình thức cập nhật là Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu (2007) hoặc TFEU. Nó cũng sửa đổi các giao thức hiệp ước đính kèm cũng như Hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM).
Những thay đổi nổi bật bao gồm việc chuyển từ nhất trí sang bỏ phiếu đa số đủ điều kiện trong ít nhất 45 lĩnh vực chính sách trong Hội đồng Bộ trưởng, một sự thay đổi trong việc tính đa số như vậy thành đa số kép mới, một Nghị viện châu Âu mạnh hơn tạo thành một cơ quan lập pháp lưỡng viện cùng với Hội đồng Bộ trưởng theo thủ tục lập pháp thông thường, một nhân cách pháp lý hợp nhất cho EU và thành lập một Chủ tịch dài hạn của Hội đồng châu Âu và một Đại diện cao của Liên minh Chính sách đối ngoại và chính sách an ninh. Hiệp ước cũng đưa ra dự luật về quyền của Liên minh, Điều lệ về quyền cơ bản, ràng buộc về mặt pháp lý. Hiệp ước lần đầu tiên trao cho các quốc gia thành viên quyền hợp pháp rõ ràng để rời khỏi EU và thủ tục để làm như vậy.
Mục đích đã nêu của hiệp ước là “hoàn thành quá trình bắt đầu bởi Hiệp ước Amsterdam (1997) và bởi Hiệp ước Nice (2001) nhằm tăng cường hiệu quả và tính hợp pháp dân chủ của Liên minh và cải thiện sự gắn kết của Liên minh hoạt động”. Những người phản đối Hiệp ước Lisbon, như cựu thành viên Đan Mạch của Nghị viện Châu Âu (MEP) Jens-Peter Bonde, lập luận rằng họ sẽ tập trung vào EU và làm suy yếu nền dân chủ bằng cách “di chuyển quyền lực” khỏi các cử tri quốc gia.
Các cuộc đàm phán để sửa đổi các thể chế EU bắt đầu vào năm 2001, trước tiên là Hiệp ước thiết lập Hiến pháp châu Âu, điều này sẽ bãi bỏ các hiệp ước châu Âu hiện có và thay thế chúng bằng một “hiến pháp”. Mặc dù được đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, nhưng điều này đã bị bỏ rơi sau khi bị 54,67% cử tri Pháp từ chối vào ngày 29 tháng 5 năm 2005 và sau đó là 61,54% cử tri Hà Lan vào ngày 1 tháng 6 năm 2005. Sau một “thời gian phản ánh”, thay vào đó, các quốc gia thành viên đã đồng ý duy trì các hiệp ước hiện có, nhưng sửa đổi chúng, cứu vãn một số cải cách đã được dự kiến trong hiến pháp. Một hiệp ước “cải cách” sửa đổi đã được soạn thảo và ký kết tại Lisbon vào năm 2007. Ban đầu dự định sẽ được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn vào cuối năm 2008. Thời gian biểu này đã thất bại, chủ yếu do sự từ chối ban đầu của Hiệp ước vào tháng 6 năm 2008 bởi cử tri Ireland, một quyết định đã bị đảo ngược trong cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai vào tháng 10 năm 2009 sau khi Ireland bảo đảm một số nhượng bộ liên quan đến hiệp ước.
5. Hiệp ước Lisbon quy định như thế nào về quyền con người?
Hiệp ước Lisbon quy định rằng Liên minh châu Âu nên gia nhập Công ước châu Âu về quyền con người và xúc tiến sớm công việc này. Trong trường hợp các cá nhân thấy rằng các quyền của họ bị xâm hại bởi EU trong tương lai, họ có thể đưa vụ việc này lên Toà án nhân quyền châu Âu tại Strasbourg.
Hiệp ước Lisbon cũng quy định sự đảm bảo chống lại sự lạm dụng. Theo Điều 7 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu, nếu như có những rủi ro rõ ràng do sự vi phạm nghiêm trọng của một quốc gia thành viên đối với các giá trị của Liên minh, thì ủy ban châu Âu có thể quyết định đình chỉ các quyền hiện tại của quốc gia thành viên đó, kể cả quyền bỏ phiếu trong ủy bản châu Âu.
LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)