1. Cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Kính chào Luật LVN Group, tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Hôm đó, anh của tôi có đánh người và mấy người bạn của anh tôi cũng vào giúp do có xích mích từ trước. Hiện nay, người bị đánh bị tổn thương 23% sức khỏe. Luật sư cho tôi hỏi liệu anh tôi có bị đi tù không và nếu bị thì phải đi tù bao nhiêu năm? Và có được giảm nhẹ tội cho anh tôi không vì do người bị hại là người gây sự trước, anh tôi cũng chưa có tiền án, tiền sự gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sựgọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về mức án anh trai bạn phải nhận.

Căn cứ khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Dấu hiệu pháp lý:

– Mặt khách quan: hành vi của tội này là hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi đó có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác…

– Hậu quả của tội phạm: hậu quả mà cấu thành tội phạm tội này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên (đến 30%) hoặc dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Hung khí nguy hiểm có thể là súng, dao găm… Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không phải chỉ cho một người mà cho nhiều người như thủ đoạn bỏ hóa chất gây ngộ độc vào thức ăn chung của gia đình…

+Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Cố tật là những tật trên cơ thể nạn nhân do hành vi phạm tội gây ra mà không thể khắc phục được.

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

+ Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Có tổ chức;

+ Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

+ Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe có tỷ lệ thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên là những trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Khi đã xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe và có hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn thương khác, đòi hỏi phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra.

– Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận hậu quả đó.

– Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội này có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Dựa theo quy định trên và những dấu hiệu của tội phạm, tình tiết cụ thể hơn trong việc cố ý gây thương tích cho người khác của anh bạn. Bạn có thể xác định mức hình phạt cho anh mình theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngoài ra, đối với những người cùng thực hiện hành vi với anh trai bạn, phải xem xét liệu đây có phải là đồng phạm hay không? Nếu xác định là đồng phạm thì những người tham gia vào vụ ẩu đả cũng sẽ bị truy tố.

Thứ hai, về việc giảm nhẹ tội.

Trong quá trình điều tra và xét xử, Tòa án sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu anh trai bạn thuộc vào những trường hợp này, sẽ được Tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, anh trai bạn có thể xin hưởng án treo, khi đủ các điều kiện quy định như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan: Tư vấn Luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người?

2. Tư vấn về việc bị công an khởi tố tội cố ý gây thương tích?

Sự việc của tôi xảy ra vào ngày 27 tháng 12 năm 2018. Tôi cùng 2 người bạn sau khi uống rượu đến hát karaoke tại quán thì xảy ra vụ việc như sau: Tôi và 2 người bạn đó đã đánh một người đàn ông. Do chúng tôi quá say. Sau khi đi bệnh viện ông đó bị thương tật là gãy sống mũi, đã phẫu thuật và trở lại bình thường và vai trái trật khớp phải phẫu thuật bắt vít. Sau đó, gia đình và chúng tôi có đến thăm nom, chu cấp đầy đủ tiền theo yêu cầu của gia đình bị hại. Đến nay họ đã đồng ý bãi nại. Và hứa sẽ tha thứ cho chúng tôi. Họ sẽ không đi giám định thương tật.

Nhưng tôi được biết bên công an vẫn tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Và theo thông tin được biết là họ sẽ giám định hồ sơ bệnh án để luận tội mặc dù không có mặt người bị hại. Vậy tôi xin hỏi luật sư một số vấn đề như sau:

1. Thương tật của người đàn ông đó (theo như trên) thì có vượt quá 30% theo luật định?

2. Việc giám định hồ sơ bệnh án mà không có người bị hại có được không, và nếu được thì theo luật nào?

3. Theo tôi được biết nếu thương tật không quá 30% và có đơn bãi nại của bị hại thì sẽ không khởi tố hình sự (theo tôi biết thì tội chúng tôi phạm vào khoản 1 Điều 134 BLHS). Nhưng bên công an vẫn khởi tố thì căn cứ vào điều luật nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về việc bị công an khởi tố tội cố ý gây thương tích ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, việc xác định tỷ lệ thương tật:

Dựa vào vết thương, bạn có thể xác định được tỷ lệ thương tật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Theo đó:

Ví dụ: Với vết thương phần mũi có thể tỷ lệ thương tật từ 6%-10% nếu không ảnh hưởng tới chức năng thở và ngửi, từ 26%-30% nếu ảnh hưởng nhiều tới chức năng thở và ngửi.

Thứ hai, việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại chỉ được tiến hành khi hành vi cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo mô tả trong thư của bạn, hành vi của bạn có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, áp dụng trong trường hợp của bạn không thuộc một trong các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì thế, việc bên gia đình nạn nhân có đơn bãi nại hay không không ảnh hưởng đến việc cơ quan công an có quyền khởi tố vụ án hay không. Việc khởi tố vụ án trong trường hợp này phải căn cứ vào tỉ lệ thương tích của nạn nhân. Để xác định tỉ lệ thương tật một cách chính xác, nạn nhân phải tiến hành thủ tục giám định tỉ lệ thương tật tại các tổ chức giám định tư pháp. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì vẫn có thể bị khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, việc giám định có thể không yêu cầu sự có mặt của người bị hại nhưng phải đầy đủ các giấy tờ sau theo quy định của Luật giám định tư pháp 2012:

“1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.”

Như vậy, trước hết chúng ta cần tiến hành giám định tỉ lệ thương tật của nạn nhân để xác định có căn cứ để tiến hành khởi tố vụ án hình sự hay không. Trường hợp của bạn,việc khởi tố không phụ thuộc vào việc có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại.

>> Xem thêm nội dung: Mức phạt hành chính với tội cố ý gây thương tích?

3. Cố ý gây thương tích có quyền rút lại giấy bãi nại và yêu cầu khởi tố lại không?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group, xin hỏi: Gần đây có 3 thanh niên vào nhà và đánh tôi bị thương tích ở đầu, tôi có dùng một cây sắt và đánh lại. Một người bị gãy tay. Tôi có yêu cầu khởi tố sau đó có viết bãi nại vì họ đến xin lỗi. Vậy tôi có bị họ kiện tôi hay không? Tôi có quyền rút lại giấy bãi nại và yêu cầu khởi tố lại không? Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Theo đó, tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác áp dụng trong trường hợp của bạn, hành vi những người kia đã thực hiện nếu phạm tội vào khoản 1 Điêu luật này thì khi bạn rút đơn tố cáo, vụ án mới được đình chỉ. Còn nếu thuộc vào các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục giải quyết vụ án kể cả bạn có rút đơn hay không.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, nếu bạn tự nguyện rút đơn thì sau đó bạn không có quyền yêu cầu khởi tố lại.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

4. Hành vi đánh nhau trên đường phố bị khép vào tội danh gây rối trật tự công cộng hay cố ý gây thương tích?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi và một nhóm bạn do mâu thuẫn và có tổ chức đánh nhau trên đường phố. Vậy xin hỏi: Hành vi của tôi bị khép vào tội gây rối trật tự công cộng hay tội cố ý gây thương tích? Mức xử phạt đối với tội danh này như thế nào? Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Hành vi đánh nhau trên đường phố bị khép vào tội danh gây rối trật tự công cộng hay cố ý gây thương tích ?

Trả lời:

Nếu sự việc xích mích đánh nhau giữa nhóm bạn của em trai bạn và nhóm thanh niên kia, có ai bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm, có tính côn đồ, đối với phụ nữ có thai,….thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu em trai bạn chỉ có hành vi đập trai bia vào cửa kính và không vỡ thì em bạn chỉ có nghĩa vụ dân sự là bồi thường thiệt hại cho chủ quán hát. Hành vi này không cấu thành tội phạm nên em bạn sẽ không bị truy tố.

Tuy nhiên, tùy vào các tình huống thực tế mà có thể bạn chưa đưa ra ở đây mà em trai bạn có thể bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” vì theo quy định tội gây rối trật tự công cộng không thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nên không cần có sự tố cáo của chủ quán.

Khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mô tả tội này như sau:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

+ “Gây rối trật tự công cộng” là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh;

+ Người phạm tội gây rối bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: tập trung đông người nơi công cộng gây náo động; hò hét đuổi đánh nhau gây hỗn loạn nơi công cộng; đập phá các tài sản nơi công cộng hay đập phá các quán xá, quán ăn, rạp chiếu phim…đông người;

+ Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Ví dụ A hò hét đuổi đánh B trên đường phố gây náo động khu vực, sau đó A dùng dao đâm chết B. Mặc dù A có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng A đã có hành vi đâm chết B nên A phải chịu tội giết người theo Điều 318 mà không phải chịu tội gây rối trật tự công cộng này nữa;

+ Người phạm tội này với lỗi cố ý;

+ Tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”.

5. Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích?

Tôi có một người bạn đi đến nhà A đòi tiền trong quá trình nói chuyện thì A có dùng dao làm bếp tấn công gây thương tích ở tay. Sau sự việc đó, gia đình bạn tôi có trình báo tại cơ quan công an. Gia đình tôi đã đồng ý mức đền bù là 60 triệu và khi gia đình A thanh toán được 40 triệu thì không thanh toán nữa và bỏ trốn.

Nay đã được 01 năm thì sự việc tôi có nên báo lại cơ quan công an? Hành vi của A giờ xử lý thế nào? Vết thương của bạn tôi chưa đi giám định tỷ lệ thương tật do thời điểm đó đã tổ chức hoà giải và gia đình A đang khắc phục.

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó, hành vi dùng dao tấn công gây thương tích cho người khác đã cấu thành tội cố ý gây thương tích dù tỷ lệ thương tật chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, do gia đình bạn đã rút yêu cầu khởi tố nên trong trường hợp này bạn không có quyền yêu cầu lại nữa theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Dù không được yêu cầu khởi tố lại nhưng trong trường hợp này bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bên kia thực hiện việc bồi thường cho mình.

>> Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn quy định pháp luật về hành vi đánh người gây thương tích?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group