1. Cố ý phạm tội là gì?

Theo Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Như vậy, một hành vi được coi là cố ý phạm tội trong trường hợp người phạm tội phải nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra.

2. Bình luận quy định về cố ý phạm tội theo Bộ luật Hình sự

Chương III chủ yếu tập trung làm rõ các thành tố cấu thành tội phạm, như đã phân tích tại khái niệm tội phạm thì lỗi là một trong 4 yếu tố được đưa ra để xem xét đánh giá một hành vi đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, nếu có thì mức độ như thế nào. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, phân loại các bản dạng lỗi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Điều này, các nhà làm luật đưa ra khái niệm về lỗi cố ý cũng như căn cứ để phân loại lỗi cố ý thành 02 loại:

+ Lỗi cố ý trực tiếp

+ Lỗi cố ý gián tiếp

2.1. Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi “… nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015).

Dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp

+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (được hiểu là tính gây thiệt hại cho xã hội) và thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi đó.

Nhận thức rõ tính gây hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…

Thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về hậu quả đó. Người phạm tội có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây ra hậu quả thiệt hại hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả thiệt hại.

Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là hại nội dung của yếu tố lí trí có liên quan chặt chẽ với nhau. Thấy trước hậu qaut thiệt hại của hành vi là kết quả và là sự cụ thể hoá sự nhận thức tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Trái lại, nhân thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi.

+ Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh.

Điều này có nghĩa hậu quả thiệt hại của hành vi mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của người đó. Ở đây, sở dĩ không đặt vấn đề mong muốn hay không mong muốn hành vi có tính chất gây thiệt hại cho xã hội vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hfnh vi đó.

Nếu hậu quả thiệt hại cho xã hội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc được xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt thì việc chứng minh lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả thiệt hại cũng đòi hỏi phải xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả thiệt hại.

2.2. Lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiẹn hành vi “…nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để cho hậu quả xảy ra” (Khảon 2 Điều 10 BLHS 2015).

Dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp

+ Về ý chí: Người phạm tội nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả thiệt hại.

+ Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra. Hậu quả thiệt hại mà người phạm tội thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội là nhằm mục đích khác. Để đạt được mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả thiệt hại do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả thiệt hại của hành vi của mình mà họ thấy trước.

Trong BLHS, lỗi cố ý được phân thành hai loại: Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Thứ nhất, tuy thuộc vào thời điểm hình thành có thể phân biệt hại loại lỗi cố ý: Cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất.

Cố ý có dự mư là trường hợp người phạm tội đã có sự suy nghi, cân nhắc kĩ trước khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội.

Cố ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa kịp cân nhắn kĩ.

Thứ hai, căn cứ vào mức độ cụ thể của sự hình dung về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của ahfnh vi phạm tội, có thể phân biệt hại loại lỗi cố ý: Cố ý xác định và cố ý không xác định.

Cố ý xác định là trường hợp người phạm tội hình dung được một cách rõ ràng và cụ thể hậu quả thiệt hại mà hành vi của họ sẽ gây ra.

Cố ý không xác định là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả thiệt hại nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể hậu quả đó.

3. Vô ý phạm tội

Căn cứ Điều 11 BLHS 2015 quy định:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Vô ý phạm tội gồm hai loại là vô ý phạm tội do quá tự tin và vô ý phạm tội do cẩu thả.

Thứ nhất về lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin.

Lỗi vô ý do quá tự tin biểu hiện:
– Người phạm tội nhận thức và dự liệu được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng xét về mặt ý chí lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có biện pháp ngăn ngừa được. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích rõ mức độ nhận thức hậu quả của người thực hiện hành vi.
– Về hậu quả, đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì hậu quả có thể xảy ra hoặc không xảy ra trên thực tế. Người phạm tội nhận thức được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện có thể dẫn đến một hậu quả nào đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó không có cơ sở để xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ được ngăn chặn một cách ngay lập tức.
– Về ý chí của người phạm tội.Trong ý chí khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra như biểu hiện của trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp nhưng trong nhận thức, người phạm tội tự tin ngăn chặn được hậu quả, tuy nhiên sự tự tin không tương đồng với thực tế, không giải quyết được vấn đề.

Thứ hai về lỗi vô ý phạm tội do cẩu thả.

Lỗi vô ý phạm tội do câu thả, biểu hiện như sau:
– Về mặt nhận thức của người phạm tội. Người phạm tội hoàn toàn không thấy được hậu quả do hành vi của mình mang lại mặc dù pháp luật buộc người phạm tội phải thấy trước được điều đó.
– Việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm sống…; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý…
– Việc buộc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải thấy trước được hậu quả chỉ có thể áp dụng đối với những mối quan hệ chung, phổ biến mà ở đó đã hình thành một quy tắc xử sự, ai cũng phải tuân theo.
Ví dụ: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân và hậu quả là bệnh nhân chết. Trong trường hợp này chính sự cẩu thả của bác sĩ đã dẫn đến hậu quả là cái chết của bệnh nhân, trong quy tắc xử sự hành nghề y buộc bác sĩ phải là một người cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc và đồng thời họ cũng phải nhận thức được hậu quả sẽ như thế nào nếu có sự nhầm lẫn, sử dụng không chính xác.
4. Thực trạng tội phạm ở Việt Nam hiện nay

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã tập trung tham mưu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân, liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về trật tự xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện 28.482 vụ, tăng 6,05% so với cùng kỳ năm 2012 (các tội cố ý gây thương tích tăng 9,6%; cướp giật tài sản tăng 7,96%; cưỡng đoạt tài sản tăng 26,15%; cướp tài sản giảm 13,85%; giết người, giết người cướp tài sản giảm 3,85%;…); tội phạm giết người, nhất là giết người do nguyên nhân xã hội tiếp tục xảy ra nghiêm trọng, nhiều vụ rất dã man, tàn bạo, mất hết nhân tính như giết nhiều người để cướp tài sản, giết người sau đó chặt xác, đốt xác…

Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục gia tăng kéo theo nhiều người lao động mất việc làm tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội; (2) chuẩn mực đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội, văn hóa ứng xử xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo lợi ích vật chất, nhất là trong thanh, thiếu niên rất đáng lo ngại; (3) số người nghiện ma túy chưa giảm, số người nghiện ma túy tổng hợp có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp, nhất là ở địa bàn các thành phố lớn, một số vụ do bị gây ảo giác từ sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến phạm tội (cả nước hiện có 180.783 người nghiện ma túy); (4) hệ thống các văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, nhất là các quy định liên quan đến xử lý tình trạng vay nợ, “tín dụng đen” trong nhân dân; (5) công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, một số mặt chưa đạt hiệu quả, nhất là đối với các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội; (6) ý thức cảnh giác tự bảo vệ của nhiều người còn hạn chế, chủ quan, sơ hở bị tội phạm lợi dụng…

Một số giải pháp

– Nắm tình hình, dư luận, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cùng với các ngành, đoàn thể hữu quan phối hợp đề xuất giải quyết mâu thuẫn ngay từ cơ sở để phòng ngừa, ngăn chặn các trọng án do nguyên nhân xã hội, nhất là các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, bạo lực, trộm cắp vặt, lô đề…

– Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các chương trình, nghị quyết, thông tư liên tịch nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, giáo dục các đối tượng có nguy cơ cao về tội phạm, vi phạm pháp luật; đẩy mạnh các phong trào xây dựng khu dân c¬ư văn hoá; xây dựng phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Triển khai liên tục các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung trấn áp các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản…, ngăn chặn không để hình thành tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; điều tra khám phá nhanh các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội

– Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp 03 lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự để chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời số đối tượng tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái pháp luật, số thanh, thiếu niên càn quấy vi phạm trật tự, an toàn giao thông… duy trì và xây dựng mô hình các đội săn bắt cướp (SBC) và các mô hình quần chúng tham gia đấu tranh với loại tội phạm cướp giật tài sản.

– Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tiếp tục thiết lập, tổ chức hoạt động của các đường dây “nóng” (điện thoại,