1. Con bao nhiêu tuổi thì vợ chồng mới được ly hôn ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn hoặc chồng bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn đều có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn. Đối với trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì bố, mẹ hoặc người thân thích của vợ chồng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng mà không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng.
Do đó, hiện nay bạn đang mang thai được 05 tháng, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn đơn phương của chồng khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nếu trong trường hợp cả hai vợ chồng bạn đều thuận tình ly hôn hoặc mình bạn là vợ thì có quyền ly hôn đơn phương bất kỳ khi nào mà bạn nhận thấy cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng bạn không thể tiếp tục kéo dài được nữa. Cụ thể trong trường hợp này, chồng bạn đã có hành vi ngoại tình, tức là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chung thủy của người chồng, dẫn đến bạn không thể chịu đựng được và muốn ly hôn.
Trong trường hợp chồng bạn không muốn ký vào đơn ly hôn thuận tình, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn đơn phương khi hai vợ chồng bạn không còn hạnh phúc và bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương cho hai vợ chồng bạn căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện về việc ly hôn: viết tay, đánh máy hoặc đến trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn khởi kiện về việc ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Bản sao sổ hộ khẩu của bạn có chứng thực;
– Bản sao chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu có chứng thực của bạn;
– Bản sao giấy khai sinh của các con có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng ký xe ô tô, xe máy hoặc các giấy tờ chứng minh tài sản của hai vợ chồng (nếu có);
– Các hình ảnh, video, băng ghi âm, ghi hình, lời khai của người làm chứng chứng minh chồng bạn có hành vi ngoại tình hoặc bạo lực gia đình (nếu có).
Trong trường hợp này, bạn ly hôn đơn phương thì bạn là nguyên đơn (người làm đơn khởi kiện) thì bạn phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng bạn cư trú (có thể là đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú) hoặc nơi chồng bạn làm việc. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ có đầy đủ giấy tờ nêu trên và nộp tại Tòa án có thẩm quyền thì bạn vẫn có thể ly hôn được.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
2. Chưa hoàn tất việc ly hôn có được kết hôn hay không ?
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi ngay: 1900.0191
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Căn cứ theo quy định trên trường hợp bạn chưa ly hôn vẫn được coi là người có vợ có chồng do vậy nếu bạn muốn lấy vợ khác là vi phạm vào điều cấm được quy định tại khoản c, điểm 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Do vậy trong trường hợp này nếu bạn muốn lấy vợ khác thì bạn phải tiến hành xong thủ tục ly hôn mà vợ bạn đã gửi.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi có người cậu chuẩn bị ly hôn nhưng có 2 đứa con, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 6 tuổi. Nhưng cậu và mợ đều không có tài sản riêng, ông nội bà nội làm tờ di chúc để toàn bộ tài sản lại cho cháu nội.cậu tôi thì có công việc làm ổn định, mợ thì không. Lúc chưa xảy ra ly hôn thì cậu và mợ tôi sống chung với gia đình. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi là quyền nuôi con thuộc về cậu hay mợ tôi? về điều kiện nuôi con thì bên cậu tôi tốt hơn. Luật sư có thể tra lời cho tôi được rõ hơn không.?
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ theo quy định trên, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn. Tùy từng trường hợp nếu cả hai vợ chồng đều muốn ly hôn thì giải quyết theo thủ tục thuận tình, trường hợp mà một bên muốn ly hôn thì giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Hồ sơ xin ly hôn cần chuẩn bị như sau:
– Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu);
-Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
-CMND và hộ khẩu;
-Giấy khai sinh các con;
-Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn
-Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
-Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
-Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
-Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
-Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn:
Ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
Ly hôn đơn phương cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo).
Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình: Thời gian từ 2 tháng- 3 tháng.
Án phí ly hôn là: 300.000 đồng
Về quyền nuôi con, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, con trên 7 tuổi sẽ xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì căn cứ theo điều kiện về mặt kinh tế, môi trường, hoàn cảnh của mỗi bên, ai tốt hơn sẽ có quyền nuôi con.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Năm nay em 25 tuổi, em và bạn gái em yêu nhau đã lâu và muốn kết hôn nhưng bị gia đình phía em ngăn cấm. Có cách nào để tổ chức kết hôn mà không cần gia đình một hoặc 2 bên không ạ? Cách làm như thế nào?. Xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Căn cứ theo quy định trên hành vi ngăn cấm, cản trở kết hôn tự nguyện là một trong các hành vi bị cấm trong luật hôn nhân và gia đình
Tùy từng trường hợp mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009.
Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác
Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
3. Thủ tục ly hôn khi một bên vợ chồng không có mặt ?
Trả lời:
Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp vợ bạn không có măt tại phiên tòa thì đến lần thứ 2 nếu vẫn không có mặt thì Tòa án sẽ xử vắng mặt
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Chào Anh /Chị Cho mình hỏi thăm, mình va người ấy sống chung với nhau từ năm 1998 cho đến nay không đăng ký kết hôn, vậy bây giờ chia tay thì có cân ra tòa ly hôn hay ko ? Rất mong được tư vấn!! Xin cảm ơn.
Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Như vậy, việc bạn chung sống như vợ chồng sẽ không phát sinh quan hệ hôn nhân nên không bắt buộc đặt ra việc ly hôn. Nếu bạn có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi muốn ly hôn đơn phương vợ tôi. Tôi ở quảng nam. Vợ tôi ở quảng bình. Tôi yêu cầu ly hôn nhưng cô ấy không đồng ý. Và gây khó dễ cho tôi. Cô ấy giữ bản chính giấy đăng ký kết hôn. Ba mẹ cô ấy giữ sổ hộ khẩu. Vậy làm sao tôi được ly hôn đơn phương vợ tôi trong thời gian sớm nhất. Riêng tôi thì giấy tờ đã đầy đủ. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giùm tôi. Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Điều 56 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo đó, dù vợ bạn không đồng ý thì bạn vẫn có quyền ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: hiện tại em có hai con (một bé 32 tháng và một bé 16 tháng), nếu ly hôn thì quyền nuôi con là vợ hay chồng ạ, ngoài ra hoàn cảnh của em nữa là từ ngày sinh đứa lớn xong em nghỉ việc và giờ em chưa có việc làm. Em mong Luật sư của LVN Group tư vấn ạ
Điều 81 Luật HNGĐ 2014 có quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, về nguyên tắc Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Do đó, bạn có quyền nuôi cả hai con của mình.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em và chồng mới cưới được 4 tháng. E mang thai 7 tháng. Nhưng do thấy ko thể hoà hợp, không còn tình cảm với nhau, cộng thêm phát hiện chồng lừa dối có rất nhiều mối quan hệ nam nữ bên ngoài từ trước và kể cả trong thời điểm e phát hiện ra ( e vẫn giữ tin nhắn bằng chứng). Em thì không có nhiều tài sản ngoài cv ổn định có thể nuôi dạy đc con. Nhà chồng e có 2 nhà, 1 nhà cho bọn e ở nhưng chưa đc sang tên cho chồng e. E chỉ lo tới khi muốn giành quyền nuôi con thì sẽ sang tên cho chồng e thì chồng em có nhiều điều kiện nuôi con không ạ? Giờ e muốn giành quyền nuôi con mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em ạ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 thì bạn sẽ có quyền nuôi con của mình.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
4. Tài sản bố mẹ chồng tặng khi ly hôn có được chia tài sản
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”
Theo đó có thể hiểu tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 40 của luật này; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng; Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Hai vợ chồng ly hôn trên tinh thần tự nguyện nên việc phân chia tài sản được áp dụng theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình“
Theo đó, đối với trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình:
“1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.“
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, trước hết bạn sẽ thỏa thuận với chồng về việc phân chia tài sản. Trong trường hợp thỏa thuận vẫn không được thì bạn nộp đơn lên tòa án nơi bạn cư trú kèm theo các giấy tờ chứng minh các tài sản đó thuộc tài sản chung của hai vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân và yêu cầu được phân chia tài sản.
Việc gia đình chồng từ chối không chia đất cho bạn là trái với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Bởi lẽ, căn cứ vào các quy định nêu trên và các thông tin mà bạn cung cấp thì mảnh đất này được bố mẹ chồng bạn tặng và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng có đứng tên hai người nên xác định đây là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, khi ly hôn đương nhiên bạn vẫn được quyền chia tài sản đối với mảnh đất đó.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
5. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn phải làm sao để ly hôn ?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.
Giải thích cho căn cứ này, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2000 quy định như sau:
“a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”.
Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.
Về thủ tục ly hôn đơn phương, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Đơn khởi kiện ly hôn.
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).
– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
-Giấy tờ chứng minh tài sản chung;
Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc.
Những điều cần lưu ý:Theo bạn cung cấp thì bạn lấy chồng đã 10 năm, tôi đã ly thân 3 năm nay, do anh ta bỏ đi vì vậy hành động này được hiểu là vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống. Tuy nhiên vì anh này bỏ đi nên bạn không có bằng chứng chứng minh được rằng vợ chòng bạn đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.Vì vậy, trường hợp của bạn khi gửi đơn cần phải xác định về việc bị đơn ( chồng của bạn ) có còn cư trú ở địa phương hay không để giải quyết việc ly hôn đơn phương với người mất tích/ người bị tuyên bố là mất tích, về việc này còn có nhiều vấn đề cần xác định rõ bạn vui lòng tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án ly hôn với người mất tích: Có phải qua thủ tục tuyên bố mất tích không? để được rõ ràng hơn.
Nội dung thứ hai bạn cần chú ý là các bạn khi lấy nhau đăng ký kết hôn và có hổ khẩu thương chú ở Hà Nam (quê chồng tôi ở Thanh Hóa), tuy nhiên theo quy định về thủ tục tố tụng dân sự thì việc nộp đơn bạn cần thực hiện tại tòa án cấp huyện theo hộ khẩu thướng trú của chồng bạn thuộc tỉnh Thanh Hóa bạn nhé.
Thời gian giải quyết: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc đơn phương ly hôn là không quá 04 tháng. Nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn thêm, nhưng không quá 02 tháng.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở đâu ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group