Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group: Nếu chị tôi ly hôn thì chứng cứ xét nghiệp adn tự chị tôi điều tra cung cấp hay đến tòa án sẽ giải quyết và tòa sẽ điều tra adn giúp theo lời khai vậy. Anh chồng công an trung úy mà vi phạm pháp luật có con riêng như vậy thì có bị cách chức không ? Nếu thời điểm hiện tại chị tôi được quyền nuôi con do em bé còn nhỏ phải ở với mẹ thì 3 năm nữa chồng chị có được dành quyền nuôi con không ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Luật Công an nhân dân năm 2014

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất đối với việc cung cấp bằng chứng:

Căn cứ quy định điều 93 Bộ luật TTDS năm 2015:

“chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Và theo quy định điều 91 thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, hơn nữa người vợ trong tình huống này không thuộc trường hợp loại trừ nghĩa vụ chứng minh theo điều này; như vậy trong trường hợp này thì người vợ có nghĩa vụ chứng minh.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 6 và điều 97 của luật này,  thì Tòa án có thể thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; Trưng cầu giám định…

Thứ hai về việc Trung úy Công an có bị cách chức không?

 Điều 79 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về các hình thức kỷ luật với công chức như sau:

“1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.   

2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý….”

Theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2014, những cấp bậc sau được giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của sĩ quan CAND gồm: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy. Như vậy Cấp bậc Trung úy không được giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; vì thế mà hình thức kỷ luật cách chức không áp dụng với Trung úy; trường hợp này có thể bị áp dụng một trong các hình thức kể trên:Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Thứ ba, về việc người chồng có được giành quyền nuôi con

Căn cứ quy định điều 84 (khoản 2) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con:

“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Đối với trường hợp thỏa thuận thau đổi người trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết

Đối với trường hợp người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con là: người thân thích (ví dụ: ông, bà), Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group