1. Nghĩa vụ chứng minh của công an khi phạt lỗi quá tốc độ ?

Chào văn phòng Luật sư của LVN Group! Em hôm nay bị phạt về vi phạm giao thông mà vẫn ấm ức. Chuyện là thế này: em bị bắn tốc độ 49/40, em yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh lỗi vi phạm.
Họ cho xem máy bắn tốc độ thì em yêu cầu xem hạn kiểm định của máy, họ không chịu. Em ký biên bản vi phạm nhưng ghi ý kiến là cho xem hạn kiểm định của máy. Sau đó, họ điều tra thông tin của em và biết em làm ở công ty A, họ gửi công văn vi phạm giao thông về công ty của em. Cho em hỏi văn phòng Luật sư của LVN Group là trong trường hợp nào thì được gửi công văn về địa phương và đơn vị công tác? Trong trường hợp của em cảnh sát giao thông có vi phạm điều gì không?
Em xin cám ơn rất nhiều!

>> Luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất: Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm

Theo điểm đ, khoản 1, điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012quy định một trong những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, đó là: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”.

Như vậy, nếu cho rằng bạn điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép thì Tổ công tác phải lập biên bản trên cơ sở kết quả thu được của máy đo tốc độ có ghi hình (hay thường gọi là “súng bắn tốc độ”) và hình hảnh ảnh này phải lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, không phải hình ảnh nào thu được của máy đo tốc độ có ghi hình cũng được coi là căn cứ nếu không hội đủ một số điều kiện như: Độ rõ của hình ảnh, ngoại cảnh của hình ảnh để chứng minh rằng bạn vi phạm tại đoạn đường nhất định mà bạn đã điều khiển phương tiện quá vận tốc tối đa cho phép.

Một căn cứ rất quan trọng nữa đó là Máy đo tốc độ có ghi hình mà Tổ công tác sử dụng phải hợp pháp.

Theo điểm a, khoản 1, điều 10Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thôngquy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường thì:

Điều 10. Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm:

a) Các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát, ghi nhận hình ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác…) được lắp đặt cố định trên tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh của người, phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;…

Như vậy, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh ”là phương tiện, thiết bị bắt buộc phải kiểm định và phải sử dụng đúng quy định tại Điều 39 Thông tư số: 24/2013/TT-BKHCN, ngày 30 tháng 09 năm 2013 của Bộ Khoa học và công nghệ.

“1. Tem kiểm định

a) Tem kiểm định có nội dung và hình thức tương ứng theo Mẫu 16.TKĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tem kiểm định được dán trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp;

c) Tem kiểm định được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;

d) Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không đủ chỗ hoặc không thể dán tem kiểm định thì được phép sử dụng giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường đó”.

Như vậy, Máy đo tốc độ có ghi hình là phương tiện bắt buộc phải kiểm định và phải còn trong hạn kiểm định thì hình ảnh chụp được mới có giá trị sử dụng.

Từ những căn cứ trên và từ dữ liệu bạn cung cấp thì có thể thấy việc công an từ chối chứng minh lỗi vi phạm của bạn là không đúng. Vì vậy bạn cần khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan công an nơi xử phạt bạn.

Thứ 2: Về trường hợp gửi công văn về địa phương và đơn vị công tác:

Tại điều số 71 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành

1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Như vậy nếu bạn địa phương bạn công tác khác dịa phương nơi xảy ra sự việc thì công an có thể gửi quyết định xử phạt đến công ty của bạn là nơi bạn công tác. Còn nếu không thuộc trường hợp trên thì việc quyết định đến công ty bạn là sai và bạn có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của họ yêu cầu xử lý.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Có phải xuất trình giấy tờ xe khi không vi phạm tốc độ ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em đang đi trên đường đèo với tốc độ 30km/1h. Có 2 anh cảnh sát giao thông tuýt còi yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe và bằng lái xe. Vậy cho em hỏi em có thể không xuất trình khi không vi phạm lỗi không ?
Cảm ơn!

Quy định về bắn tốc độ

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành: Các trường hợp được dừng phương tiện

Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện

1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BCA: Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

Như vậy, cán bộ chỉ được dừng xe của bạn khi không có lỗi trong trường hợp để kiểm soát theo kế hoạch, theo chuyên đề của cơ quan cơ quan có thẩm quyền,… Vì thế, nếu không có lỗi vi phạm hành chính mà cảnh sát giao thông dừng xe của bạn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan cảnh sát xuất trình các văn bản chứng minh cho việc kiểm tra, kiểm soát này là theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên như kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

3. Xe chạy quá tốc độ, lạng lách đánh võng bị phạt thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Hai anh M và N điều khiển xe môtô 2 bánh với tốc độ rất nhanh và còn lạng lách, đánh võng trên đường trong thành phố, cảnh sát giao thông đã tuýt còi ra lệnh dừng lại, nhưng họ vẫn phóng xe, đến gần ngã tư có đèn đỏ họ mới chịu dừng lại. Cảnh sát giao thông đã xử phạt mỗi người 4.100.000 đồng. Như vậy có đúng không ?
Cảm ơn!

Trả lời:

– Các hành vi vi phạm gồm: Vượt quá tốc độc cho phép, không chấp hành tín hiệu của cảnh sát giao thông, lạng lách, đánh võng.

– Vì chưa có thông tin M và N điều khiển xe vượt tốc độ cho phép là bao nhiêu nên chưa đưa ra mức phạt cụ thể

– Hành vi lạng lách, đánh võng bị phạt: 6.000.000 – 8.000.000 VND (điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Không chấp hành lệnh dừng xe của cảnh sát theo khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị phạt từ 10.000.000 đ – 14.000.000 đ

– Không có thông tin xe đi vượt tốc độ cho phép bao nhiêu nên ko đưa ra mức phạt cụ thể.

Như vậy bạn có thể đối chiếu về hành vi của mình để xác đinh mức phạt hành chính mà bạn phải nộp phạt. Hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ trên đoạn đường nào?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Cảnh sát giao thông được phép đo tốc độ tất cả các đoạn đường hay là theo những đoạn đường quy định đo tốc độ ?
Xin cảm ơn Luật sư!
Người gửi: Đoan Thanh Phong

>>Luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Luật giao thông đường bộ 2008 về Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe thì việc đo tốc độ xe được thực hiện trên các tuyến đường quốc lộ nơi có biển báo tốc độ xe, các tuyến đường của địa phương cấp tỉnh quản lý có đặt biển báo tốc độ xe :

Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Như vậy, cảnh sát giao thông sẽ được quyền đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường có biển báo tốc độ.
>> Xem thêm: Chạy quá tốc độ trên 10km/h bị phạt bao nhiêu tiền?

5. Tốc độ tối đa khi chạy xe máy khu đông dân ?

Thưa Luật sư, cho em hỏi em chạy vào khu vực nội thành chỉ có biển báo ( Giảm tốc độ có cảnh sát giao bắn tốc độ ) nhưng không có biển báo khu đông dân cư. Vậy em được chạy xe tối đa bao nhiêu km/h ạ? Nếu không có biển báo khu đông dân cư CSGT phạt lỗi quá 40km/h là đúng hay sai ạ ?

Luật sư tư vấn:

Điều 6 và điều 7 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ như sau:

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

60

50

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

Như vậy, việc Cảnh sát giao thông phạt bạn như vậy là không đúng với quy định của pháp luật.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tìm hiểu quy định của luật giao thông đường bộ về mức phạt và hình thức xử lý đối với lỗi chạy quá tốc độ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group