1. Định nghĩa công đoàn

Công đoàn ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi sự đấu tranh đơn lẻ của từng NLĐ không đủ mạnh để bảo vệ họ và những NLĐ buộc phải liên kết lại vói nhau trong một tổ chức thống nhất. Đó là khi giai cấp công nhân và những NLĐ đã ý thức được sức mạnh của tập thể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công đoàn là tổ chức được tạo thành bởi sự tham gia của các cá nhân NLĐ – được gọi là các thành viên- với mục tiêu chỉnh là bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các thành viên của mình tại nơi làm việc.

Công đoàn là tổ chức xã hội-nghiệp đoàn, được lập ra tự nguyện và trở thành đại diện chính thức của những NLĐ. Khi công đoàn xuất hiện, phần lớn các thoả thuận trong quan hệ lao động, thứ mà trước đây từng cá nhân NLĐ đơn lẻ phải tự thực hiện cùng với bên sử dụng lao động, nay trở thành việc của tập thể lao động. Những mâu thuẫn trong quá trình lao động bắt đầu được xử lí trên cấp độ mới mà có cơ sở để tin rằng việc xử lí đó sẽ khách quan và công bằng hơn. Cũng do đó quyền và lợi ích của NLĐ sẽ được thực hiện đầy đủ hơn.

2. Chức năng của công đoàn

Công đoàn được lập ra để thực hiện nhiều chức năng, xuất phát từ nhu cầu của các đoàn viên và phần nhiều do các đoàn viên quyết định. Trong số các chức năng, có những chức năng mang tính điển hình và là sứ mệnh đương nhiên của công đoàn (nếu không có chức năng đó thì công đoàn mất đi cơ sở tồn tại), ví dụ: chức năng đại diện và bảo vệ NLĐ. Bên cạnh đó, có những chức năng được công đoàn phát triển nhằm tăng thêm sự hấp dẫn của công đoàn và để thu hút NLĐ, vỉ dụ: chức năng đào tạo, chức năng phát triển phúc lợi và bảo hiểm xã hội… Sau này, nhiều chức năng của công đoàn được luật hóa và NSDLĐ buộc phải thừa nhận. Đôi khi, nhà nước trao cho công đoàn thêm chức năng, coi như đó là sứ mệnh và trách nhiệm của họ đối với xã hội (ví dụ, chức năng phát triển pháp luật, tuyên truyền pháp luật). Ngoài ra, công đoàn cũng có thể phát triển thêm chức năng mới đối với những vấn đề Nhà nước không thể hiện quan điểm gì và pháp luật còn bỏ ngỏ. Nói chung các chức năng của công đoàn rất đa dạng phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị-pháp lí cụ thể.

Các chức năng của công đoàn có mối quan hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau (do chúng có điểm chung là phát triển lợi ích của đoàn viên), do đó sự phân chia các chức năng chỉ mang tính tương đối.

2.1 Chức năng đại diện cho người lao động

Công đoàn có chức năng đại diện cho NLĐ bởi trước hết nó là tổ chức được thành lập tự nguyện bởi những NLĐ, được NLĐ tin cậy trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyện và lợi ích chung của NLĐ. Công đoàh đại diện cho NLĐ để thương lượng tập thể cũng như để thực hiện nhiều công việc khác với bên sử dụng lao động. Trong các cuộc thương lượng, công đoàn thể hiện ý chí, nguyện vọng và quan điểm của NLĐ, nỗ lực đạt được những thoả thuận hay quy định có lợi nhất cho NLĐ. Trước các quyết định của bên sử dụng lao động, công đoàn có thể thảo luận với thành viên và trao đổi những mối quan tâm cùng bên sử dụng lao động, cùng quyết định với họ khi có những thay đổi lớn ở nơi làm việc, chẳng hạn, khi cho NLĐ thôi việc với quy mô lớn. Công đoàn đại diện cho tập thể lao động ữong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Kể cả khi đó là các tranh chấp cá nhân, công đoàn có thể trực tiếp đại diện cho thành viên nếu được thành viên đó đồng ý hoặc ủy quyền.

Trong phạm vi doanh nghiệp, do luôn tồn tại xung đột về lợi ích trực tiếp, công đoàn có vai trò đối thoại thường xuyên để bảo vệ, cải thiện quyền và lợi ích của các công đoàn viên. Ở phạm vi ngành, với những yếu tố đặc thù về điêu kiện lao động, khả năng tăng trưởng… mà những vấn đề liên quan như thời giờ làm việc, tiền lương, phúc lợi… cũng cần được điều chỉnh theo dẫn đến nhu cầu thương lượng ở phạm vi ngành, ở cấp quốc gia, “tiếng nói” của NLĐ đương nhiên cần thiết để việc xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết các vấn đề thực tiễn, đảm bảo lợi ích NLĐ nói chung. Khi công đoàn tham gia một số tổ chức đại diện cho NLĐ quốc tế hoặc khu vực, công đoàn có thể đưa các vấn đề quyền của NLĐ ra bàn luận trên các diễn đàn quốc tế. Đó cũng là dịp khai thác kinh nghiệm từ công đoàn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho công đoàn.

2.2 Chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động

Chức năng này gắn liền với sự hình thành, phát triển và mục đích hoạt động của công đoàn và được thực hiện thông qua các hoạt động như đàm phán kí kết thoả ước lao động tập thể, đối thoại với NSDLĐ, tham gia giải quyết tranh chấp lao động… Công đoàn phát triển để mang đến cho NLĐ sức mạnh thương lượng bình đẳng với NSDLĐ. Với việc thương lượng tập thể, công đoàn có thể thúc đẩy hàng loạt các lợi ích, như mức lương cao hơn, cân bằng công việc với cuộc sống thông qua thời gian làm việc hợp lí, bảo vệ việc làm và bảo vệ chống sự đối xử tùy tiện cũng như phân biệt đối xử giữa các nhóm lao động (vz dụ, lao động nữ với các nhóm khác) của bên sử dụng lao động. Cũng với thành quả thương lượng của công đoàn, NLĐ dần có điều kiện làm việc an toàn và được đảm bảo an sinh xã hội, có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Kể từ khi công đoàn xuất hiện, bên lao động có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có thể giải quyết được nhiều tồn tại trong thị trường lao động. Công đoàn có thể tổ chức hành động công nghiệp (industrial actions) dưới nhiều hình thức như đình công, tẩy chay, lãn công… tùy theo sự cho phép của Nhà nước, để đòi bằng được bên sử dụng lao động phải xem xét yêu sách của họ.

Việc công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ NLĐ không đối lập với lợi ích của NSDLĐ. Bởi xét cho cùng quyền lợi của NSDLĐ chỉ đạt được một cách ổn định, bền vững khi quan hệ lao động diễn ra hài hoà, trên cơ sở tôn trọng, hợp tác.

2.3 Chức năng phát triển phúc lợi

Công đoàn cũng cung cấp hỗ trợ khi thành viên cần. Bên cạnh việc bảo vệ NLĐ, được xem như chức năng chủ đạo thì không ít công đoàn thực hiện chức năng phúc lợi nhằm nâng cao chất lượng sống cho thành viên và thậm chí cải thiện chất lượng cuộc sống cho xã hội. Những vấn đề như trường học cho con em công nhân, thư viện, các hoạt động văn hóa, thể thao… là những mối quan tâm phổ biến. Bên cạnh đó, đối với công đoàn ở những quốc gia phát triển phúc lợi ở mức cao, không hiếm gặp việc công đoàn còn quan tâm đến các nhu cầu khác của thành viên và tổ chức thực hiện chúng như vấn đề bảo hiểm, nhà ở, thậm chí cả việc giúp thành viên có thẻ giảm giá khi mua hàng…

2.4 Chức năng phát triển pháp luật và giám sát thực thi pháp luật lao động

Công đoàn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển luật lao động và các quy định bảo vệ NLĐ. Sự phát triển phát triển pháp luật được thực hiện ở nhiều cấp độ. Ở cấp doanh nghiệp cũng như cấp ngành, công đoàn thúc đẩy việc xây dựng các quy định liên quan đến NLĐ, đem đến cho NLĐ khả năng hưởng các quyền lợi cao hon tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước đưa ra. Văn bản có ảnh hưởng lớn nhất ở doanh nghiệp (cũng như ở cấp ngành) là thỏa ước tập thể. Bên cạnh đó là nội quy lao động của doanh nghiệp, thường không được ưái với thỏa ước tập thể… Ở cấp trung ương, công đoàn vận động cho việc làm luật, trở thành đối tác tham vấn ba bên và có tiếng nói quan trọng trong quá trình hình thành chính sách và pháp luật về lao động… Công đoàn cũng thông tin cho NLĐ về những quy định đó và đẩy mạnh việc thực thi chúng. Không chỉ tăng cường khả năng thực hiện quyền lợi cũng như tự bảo vệ mình của các thành viên, công đoàn còn giám sát việc thực thi pháp luật của các cá nhân, tổ chức liên quan, có khả năng thay mặt thành viên khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại khi quyền lợi NLĐ bị vi phạm…

2.5 Chức năng thông tin, giáo dục và vận động

Công đoàn tuyên truyền pháp luật và thông tin cho NLĐ về những quyền, lợi ích chính đáng của họ để phòng ngừa và đấu tranh chống lại các vi phạm từ phía NSDLĐ. Công đoàn cũng giáo dục NLĐ về tinh thần trách nhiệm, trung thực trong lao động, ý thức kỉ luật lao động, xây dựng ỷ thức tự nguyện, tự giác, sự hợp tác, tình bằng hữu và văn hóa trong lao động. Công đoàn bồi dưỡng kiến thức, năng lực nghề nghiệp, kiến thức pháp luật nói chung cho các thành viên để từ đó NLĐ vừa ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và phát triển sản xuất, ý thức được vai trò xã hội của mình, tự tin về bản thân, vừa làm chủ được công việc vừa bảo vệ được mình trong môi trường đầy biến động và cạnh tranh của cơ chế thị trường.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, luật công đoàn… Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group (biên tập)