1. Hàm ngoại giao là gì ?

Hàm ngoại giao là hệ thốn chức danh viên chức ngoại giao của cơ quan đối ngoại ở trong nước và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Mỗi nước có hệ thống hàm ngoại giao riêng do ngành lập pháp của nước đó quy định.

2. Cấp bậc ngoại giao

Cho đến đầu thế kỷ 19, mỗi quốc gia châu Âu sử dụng hệ thống cấp bậc ngoại giao của riêng mình. Sự tương đương về chức vụ giữa các quan chức ngoại giao các nước khác nhau là cả một vấn đề vì các nước lớn có xu hướng đặt các chức vụ ngoại giao của mình cao hơn các nước nhỏ nhằm áp đặt thế thượng phong khi tiến hành các thỏa ước ngoại giao.

Để giải quyết vấn đề này, Hội nghị Viên năm 1815 chính thức pháp điển hóa hệ thống các hàm ngoại giao.[1]

Bốn cấp bậc trong hệ thống này bao gồm

+ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (“Đại sứ”). Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ quán, đại diện chính thức của nguyên thủ quốc gia, do nguyên thủ quốc gia đề cử và giới thiệu bằng thư ủy nhiệm. Ở một số hệ thống có Người đứng đầu đồng cấp (primus inter pares), chức danh sứ thần (đại diện của Tòa Thánh) và chức danh cao ủy (dành cho các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh) cũng tương đương cấp hàm đại sứ. Người này đại diện cho chính phủ hơn là cho nguyên thủ quốc gia.

+ Đại sứ vô nhiệm sở: Đây là những chuyên viên ngoại giao hàm cao nhất, hoặc các công sứ được quyền thay mặt quốc gia. Đa số các đại sứ chỉ đại diện ngoại giao cho một quốc gia duy nhất. Ngược lại, đại sứ vô nhiệm sở hoạt động trên cơ sở nhiều quốc gia, thường là các nước lân cận nhau, hoặc một vùng lãnh thổ hoặc đôi khi một tổ chức liên chính phủ, như Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh châu Âu.

+ Công sứ đặc mệnh toàn quyền: Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp công sứ quán. Công sứ được bổ nhiệm làm việc bên cạnh nguyên thủ quốc gia của nước sở tại. Công sứ là một hàm ngoại giao sau đại sứ trong cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

+ Công sứ thường trú là hàm ngoại giao ngày nay ít dùng, chỉ cao hơn đại biện.

+ Tham tán hoặc Đại biện. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp ba. Về hàm và cấp ngoại giao, đại biện thấp hơn đại sứ và công sứ; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Một đại biện lâm thời được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ, đại biện) trong thời gian người ấy tạm vắng mặt. Người được chỉ định làm đại biện lâm thời là nhà ngoại giao có hàm cao nhất trong số các nhà ngoại giao còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao.

3. Công sứ là gì ?

Công sứ là đại diện ngoại giao đứng đầu công sứ quán và được bổ nhiệm làm đại diện cho nước cử trước nguyên thủ quốc gia của nước tiếp nhận theo quy định của luật quốc tế.

Theo Quy chế Viên về phân loại các đại diện ngoại giao năm 1815, công sứ thuộc đại diện ngoại giao bậc 2 – thấp hơn so với đại sứ. Theo quy định của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công sứ với tư cách đại diện cho nước cử trong quan hệ với nước tiếp nhận được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao giống như đại sứ. Việc bổ nhiệm viên chức ngoại giao đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có cấp ngoại giao cụ thể nào phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan.

Phân biệt giữa Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và Công sứ toàn quyền phản ánh quan điểm bất bình đẳng giữa các quốc gia. Cho đến trước Thế chiến thứ nhất, mọi người đều cho rằng, chỉ có các nước quan trọng mới được cử Đại sứ, còn các nước khác chỉ được cử Công sứ.

Sau thế chiến II, người ta không chấp nhận được đối xử với một số quốc gia như kém hơn những quốc gia khác, được đưa ra bởi học thuyết bình đẳng của Liên Hiệp Quốc về các quốc gia có chủ quyền. Cấp bậc của công sứ dần dần trở nên lỗi thời khi các nước nâng cấp quan hệ của họ lên cấp đại sứ. Hàm công sứ vẫn còn tồn tại vào năm 1961, khi Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được ký kết, nhưng nó đã không tồn tại trong thập niên này. Các quốc gia còn lại của Mỹ cuối cùng, tại các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw của Bulgaria và Hungary, đã được nâng cấp thành các đại sứ quán vào năm 1966.

Các nước châu Mỹ – Latinh trước đây thường trao đổi đại diện ngoại giao với nhau là Công sứ nhưng sau Thế chiến thứ nhất bắt đầu trao đổi Đại sứ, không kể là nước quan trọng hay không quan trọng. Đặc biệt, sau Thế chiến thứ II, do thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, hệ thống thuộc địa tan rã, nhiều quốc gia mới thành lập, quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi dẫn đến việc trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ càng trở nên phổ biến, số Công sứ toàn quyền ngày càng giảm và đến nay thì hầu hết các nước tiến hành khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau thì đều quy định trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ.

Năm 1947, tại Moscow (Nga), có 18 Công sứ quán thì đến năm 1957 chỉ còn 2. Tại Paris (Pháp), năm 1973 chỉ có 2 Công sứ quán là Saint-Martin và Monaco. Tại Stockhom (Thụy Điển) năm 1978, chỉ còn Công sứ quán Nam Phi. Tại Hà Nội, năm 1955 có 2 Công sứ quán Mông Cổ và Bungan nhưng năm 1956 đã nâng lên Đại sứ quán.

Theo quy định của Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao của Việt Nam ngày 31.5.1995, công sứ thuộc cấp ngoại giao cao cấp được phong cho những công chức ngành ngoại giao đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định (Xt. Đại sứ, Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao).

Khái niệm công sứ trong lịch sử được hiểu là chức danh viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cai trị cấp tỉnh ở Việt Nam thời Pháp thuộc; được thiết lập ở Bắc Kỳ (1883) và Trung Kỳ (1885).

Quy chế pháp lý của các Công sứ toàn quyền cũng kinh qua một sự thay đổi khá rõ rệt. Có thể nói về phương diện này đến nay không có gì khác nhau giữa tính đại diện quốc gia của một vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và một vị Công sứ toàn quyền. Trong lĩnh vực lễ tân, sự khác nhau cũng mất đi dần, nói chung nghi thức trình Thư ủy nhiệm của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và Công sứ toàn quyền hoàn toàn giống nhau.

Tóm lại, nếu như trước kia các nước nhỏ có bị hạn chế phần nào trong việc trao đổi Đại sứ thì ngày ngay, bất cứ nước nào cũng có thể tùy ý trao đổi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Công sứ toàn quyền và sự trao đổi đó không phản ánh vị trí của một nước trên trường quốc tế.

4. Công sứ quán

Công sứ quán (legation) là thuật từ được dùng trong ngoại giao để chỉ văn phòng đại diện ngoại giao bậc thấp hơn một đại sứ quán. Sự phân biệt giữa một công sứ quán và đại sứ quán bị bỏ đi theo sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi tất cả các văn phòng đại diện ngoại giao hiện tại được ấn định là đại sứ quán hay cao uỷ.

+ Công sứ quán có thể hiểu là cơ quan đại diện ngoại giao.

Sứ mệnh ngoại giao thường trực của công sứ quán được một công sứ lãnh đạo.

5. Tham tán công sứ

Tham tán công sứ là: chức vụ ngoại giao bổ nhiệm cho thành viên có hàm tham tán công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước ở nước ngoài hoặc phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. TTCS là chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện, trưởng đoàn đại diện thường trực, công sứ. Trong một số trường hợp, tại cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia ở nước ngoài chưa có đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì TTCS có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu trong một thời gian nhất định theo quyết định của nước cử đại diện. Ở Việt Nam, pháp lệnh năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao đã quy định cụ thể hệ thống hàm, cấp, chức vụ ngoại giao, trong đó có chức vụ TTCS.

6. Đại sứ quán

Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.

Vậy nên nếu hai nước có quan hệ ngoại giao mà không đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao thì không có Đại Sứ Quán ở hai nước đó. Người đứng đầu cơ quan này là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền), ngoài ra còn các chức vụ khác như là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Đại Sứ Quán hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự. Tương ứng với đó, trong Đại Sứ Quán cũng có những cơ quan thực hiện chức năng chuyên trách theo từng mảng quản lý.

Chức năng chính của các Đại Sứ Quán bao gồm: quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với nước ngoài, cung cấp thông tin liên lạc cho công dân nước mình tại nước sở tại, xử lý giấy tờ và tư vấn thủ tục cần thiết cho công dân nước mình tại nước sở tại, đảm bảo an ninh cho công dân nước mình ở nước sở tại…

Ngoài ra Đại Sứ Quán còn đem đến cơ hội việc làm cũng như hỗ trợ giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình về du học, học bổng cho các cấp học,…

Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại về các vấn đề liên quan. Đại Sứ có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng và có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, chính trị, văn hóa,…Một trong số những hoạt động đặc trưng mà mọi người hay tìm đến Đại Sứ Quán đó là xin cấp Thị thực (Visa) để đi tới nước của Đại Sứ Quán đó.

Đại Sứ Quán luôn luôn được đặt tại thủ đô của một quốc gia. Đại Sứ Quán của các quốc gia khác ở Việt Nam đều đặt tại thủ đô Hà Nội và ngược lại, Đại Sứ Quán của Việt Nam cũng được đặt tại thủ đô của các nước bạn.

7. Lãnh sự quán

Lãnh sự quán là một trong những cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. “Cơ quan lãnh sự” có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)