Tôi không nhận nên công ty cho tôi nghỉ việc từ ngày 15/3/2015. Khi nghỉ việc tôi đã bàn giao toàn bộ máy móc cho người mới. Công ty bảo e cứ nghỉ rồi chờ công ty giải quyết chế độ. Đến ngày 21/5/2015 tôi được công ty gọi đến lấy sổ bảo hiểm, ngày 12/6/2015 tôi được công ty gọi đến lấy bằng gốc (vì khi vào làm việc công ty đã giữ bằng gốc của tôi). Nhưng còn tiền lương tháng 2 và nửa tháng 3 của tôi được khoảng 10 triệu thì công ty nói là không trả vì ngày 17/5/2015 công ty kiểm kê tài sản thì thấy thiếu một số thiết bị của máy móc và tôi phải chịu trách nhiệm, công ty nói tôi bị giữ lương để trừ cho chỗ tài sản bị mất. Công ty đưa cho tôi danh sách thiết bị máy móc bị mất nhưng hầu như những thiết bị đó tôi không quản lý, mà khi nghỉ tôi đã làm biên bản bàn giao máy móc cho người mới, tôi nghỉ được 2 tháng rồi công ty mới kiểm kê tài sản, mà khi kiểm kê không có mặt tôi ở đó.

Vậy tôi xin Luật sư tư vấn giúp tôi công ty làm vậy có đúng không và tôi phải làm gì để được lấy lương?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.P

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group. 

Công ty có được giữ lương của người lao động khi nghỉ việc ? 

Luật sư tư vấn luật lao động gọi số:1900.0191

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật LVN Group! câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012.

Nghị định số 05/2015 NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số quy định của BLLĐ.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP

2. Nội dung trả lời:

 Theo quy định của BLLĐ thì NSDLĐ phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Nguyên tắc này được ghi rõ trong BLLĐ:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Vấn đề công ty giữ bằng gốc và giữ lương của bạn là trái quy định của pháp luật có thể bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 5.  Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

… … …

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 13.  Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

… … … 

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.0191

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group