Công ty cổ phần là khái niệm thường được dùng để chỉ các công ty là một thực thể pháp lý (pháp nhân), được thành lập để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc thương mại và có vốn được chia thành cổ phần do các thành viên (cổ đông) nắm giữ. Trên lý thuyết, người nắm cổ phần quản lý công ty cổ phần thông qua quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông hàng năm và bầu ra hội đồng quản trị (còn gọi là hội đồng giám đốc). Chức năng của hội đồng quản trị là quản lý hoạt động của công ty.

Luật về công ty cổ phần điều chỉnh sự thành lập và điều kiện kinh doanh của công ty cổ phần. Nó xác định rõ các quyền cũng như những giới hạn đối với công ty cổ phần. Theo đạo luật này thì, đặc điểm quan trọng nhất của công ty cổ phần là ở chỗ nó là một “pháp nhân” hoàn toàn tách khỏi cá nhân cổ đông và có quyền hành đông dựa trên các quyền cửa riêng nó, chẳng hạn ký hợp đồng, kiên cáo. Hầu hết các công ty cổ phần là “công ty trách nhiệm hữu hạn”, nghĩa là trách nhiệm của cổ đông đối với các khoản nợ của công ty chỉ giới hạn ở số tiền họ đã bỏ ra mua cổ phần và số tiền giữ lại để bổ sung vào cổ phần. Công ty cổ phần có hai loại hình cơ bản: công ty công cộng và công ty tư nhắn, mỗi loại phải tuân thủ một loại quy định trên những phương diện nhất định. Công ty công cộng phải có vốn phát hành từ một mức nào đó trở lên (ví dụ 10 tỷ đồng) thì mới được phép hoạt động. Nó có thể bán cổ phần cho công chúng và khi đáp ứng một số điều kiện nhất định của thị trường chứng khoán, nó có thể được quyền niêm yết và bán cổ phần trên thị trường chứng khoán. Công ty tư nhân không được bán cổ phần cho công chúng, nhưng cũng phải có một số vốn tối thiểu nào đó. Việc chuyển giao cổ phần trong công ty tư nhân thường chịu sự kiểm soát của các cổ đông. Loại hình công ty này thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Khi phát triển đến một quy mô nhất định, công ty tư nhân có thể tự chuyển đổi thành công ty công cộng.