Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động của công ty Luật LVN Group.

Trong thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động có được làm việc tại công ty khác ?

Luật sư tư vấn Luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012 

2. Luật sư tư vấn:

Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định về vấn đề này như sau:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”.

Như vậy, công ty giữ bằng gốc của bạn là trái quy định của pháp luật. 

Với hành vi này theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”.

Bên cạnh đó, điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”.

Như vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động là phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan trong đó có tiền nợ lương và trả lại bằng gốc cho bạn. Công ty không trả là sai quy định của pháp luật. Bạn có thể gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết. Khi gửi đơn khởi kiện bạn gửi kèm theo đó là biên bản cũng như đoạn ghi âm thể hiện công ty giữ bằng đại học và giữ lương của bạn. 

Tham khảo bài viết liên quan:

1. Công ty có được giữ bằng gốc của người lao động không?

2. Công ty giữ bằng gốc của người lao động có vi phạm pháp luật không và làm thế nào để người lao động lấy lại ?

3. Tư vấn lấy lại bằng gốc đã nộp công ty cho người lao động ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Lao động.