Vậy công ty có những thủ thuật hay những lí do gì để không giải quyết trao trả lại Văn bằng cho tôi hay không? Hai là trong BIÊN NHẬN GIAO NHẬN VĂN BẰNG GỐC, do công ty soạn có ghi là tôi tự nguyện nộp Văn bằng gốc BẰNG TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG cho công ty lưu giữ khi nhận việc tại công ty. Ba là nếu tôi không tiếp tục làm việc, không thực hiện đúng hợp đồng thử việc là vi phạm qui định của công ty nên công ty không giải quyết bất cứ lí do gì cho tôi nữa. Mặc dù công ty đang vi phạm giữ Văn bằng gốc của tôi tại điều 20 Bộ Luật Lao Động 2012 nhưng với ba điều khoản tôi vừa trình bày trên, liệu tôi có đang ở thế bị động và đuối lý trong hợp đồng và biên nhận này hay không?

Tôi xin gởi kèm thêm hình ảnh tôi ghi nhận được đến Quý Luật Sư, tôi kính mong Quý Luật Sư dành chút thời gian tư vấn cho tôi, tôi có đủ lý để yêu cầu công ty trao trả Văn Bằng Gốc cho tôi không? Và tôi cần phải làm gì để tôi được nhận lại Văn bằng gốc của mình. Tôi khởi kiện công ty được không?

Kính mong Quý Luật Sư cho tôi ý kiến. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>>  Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề của bạn được chúng tôi xem xét và trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật lao động năm 2012.

2. Nội dung phân tích.

Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Theo đó, thì việc công ty giữ bằng của bạn là vi phạm pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng lao động Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, nếu bạn không tiếp tục làm việc, không thực hiện đúng hợp đồng thử việc thì bạn vẫn có quyền được trả lại giấy tờ theo quy định trên, nếu công ty không trả, để đòi lại quyền lợi của mình bạn có thể thực hiện các thủ thục theo Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012. Trước tiên bạn gửi đơn yêu cầu công ty thực hiện các nghĩa vụ đối với bạn khi chấm dứt hợp đồng, nếu công ty không thực hiện thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group