Bộ phận tôi đã tuân thủ quy định báo cáo, tuy nhiên mấy hôm nay bộ phận tôi rất nhiều việc, phải đi làm cả thứ 7, Chủ nhật, và ngày hôm qua tôi có quên gửi báo cáo, sáng nay tôi gửi bù và có thêm báo cáo công việc của ngày hôm nay. Giám đốc bên tôi thông báo không tính lương của tôi ngày hôm qua và hôm nay. Như vậy có đúng luật không? Tôi đã email lên bộ phận pháp chế của công ty có CC GĐ để hỏi, GĐ thông báo lại đã xin ý kiến chủ tịch HĐQT nên cứ thế thực hiện. Vậy tôi nên xử lý tiếp thế nào ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao động của Công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
2. Nội dung tư vấn:
Ta thấy, kỷ luật lao động theo Điều 118 Bộ luật lao động quy định:
“Điều 118. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động”.
Theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định: Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.
Tại Khoản 2 Điều 128 quy định: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
“2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”.
Quy chế của công ty điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc. Việc ban hành quy chế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ban hành phải phù hợp với quy phạm pháp luật, phù hợp thực tế.
Công ty bạn không có quy chế riêng về việc phạt lao động. Tuy nhiên Giám đốc có email riêng bộ phận tôi phải làm báo cáo ngày và không gửi báo cáo ngày thì sẽ không được tính lương. Quy định như trên không phù hợp với tinh thần của pháp luật.
Bộ phận bạn đã tuân thủ quy định báo cáo, tuy nhiên mấy hôm nay bộ phận bạn rất nhiều việc, phải đi làm cả thứ 7, Chủ nhật, và ngày hôm qua bạn có quên gửi báo cáo. Bạn gửi bù và có thêm báo cáo công việc của ngày hôm nay. Giám đốc thông báo không tính lương của bạn ngày hôm qua và hôm nay. Như vậy không đúng quy định pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể yêu cầu cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết trường hợp trên. Bạn có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Điều 200 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân”.
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 202 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group