Em ký hợp đồng 5 năm từ 20/02/2012 đến 20/2/2017 nhưng thực tế em bắt đầu đi làm tại Thái Lan từ ngày 17/3/2012 theo chương trình đi học chuyển giao kỹ thuật của chủ lao động .Qua bên đó do yêu cầu của luật pháp thái lan nên em ký hợp đồng lại.Trong đó có điều khoản bảo hiểm xã hội. Và em bắt đầu được đóng bảo hiểm xã hội ở Thái Lan . Nhưng ở bên VN em hoàn toàn không được đóng bảo hiểm. Trong thời gian đi học ở Thái em có một khoảng thời gian về lại VN và đi làm ở công ty VN từ 15/2/2013 đến 13/9/2013 nhưng cũng không hề được đóng bảo hiểm xã hội. Và bây giờ em về hẳn VN rồi nhưng công ty ở VN vẫn chưa đóng bảo hiểm xã hội cho em, bảo hiểm xã hội ở bên thái coi như bỏ đi vì không được rút tiền khi em về.

Em muốn xin hỏi tư vấn là:

– Công ty của em làm như vậy thì có đúng luật bảo hiểm xã hội không? và em có quyền đòi truy thu suốt quãng thời gian em đã làm,cống hiến cho công ty hay không?

Tên khách hàng: B.V.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động về bảo hiểmcủa Công ty Luật LVN Group

Luật sư tư vấn truy thu bảo hiểm xã hội cho người lao động ?

Luật sư tư vấn truy thu bảo hiểm xã hội cho người lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012

Nghị định số 95/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nội dung phân tích:

1. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động thì hợp đồng lao động của bạn với công ty là trái với quy định của pháp luật. Bởi, căn cứ vào Điều 22 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn 

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Trường hợp bạn theo chương trình chuyển giao kỹ thuật đi làm việc ở Thái Lan, trước đó bạn có làm việc ở Việt Nam thì công ty ở Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho bạn, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ – CP và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 26. Theo đó:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Công ty luật LVN Group