Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 95/2013/NĐ-CP 

Nghị định 88/2015/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 4 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động được xác định như sau:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: 

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì ngoài việc không giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì công ty bạn còn không đóng bảo hiểm cho nhân viên, vì vậy theo Khoản 3 điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì mức phạt đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động được quy định như sau:

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, công ty còn buộc phải đóng bảo hiểm cho các nhân viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Để đảm bảo quyền lợi cho chính mình cũng như các nhân viên khác thì bạn cùng các nhân viên cần làm đơn khiếu nại lên lãnh đạo công ty. Trong trường hợp phía công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn cần làm đơn gửi lên Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội cấp huyện nơi có trụ sở chính của công ty để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, bảo hiểm xã hội gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group