Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2012
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động trong trường thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế có trách nhiệm phải lập phương án sử dụng lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, có phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người lao động, cũng như giảm thiểu được việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Theo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2012 thì nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động gồm:
– Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
– Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
– Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Đồng thời, khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà cho nhiều người lao động nghỉ việc mà không lập phương án sử dụng lao động. Chính vì vậy, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà làm ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động mà không lập phương án sử dụng lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group