Khách hàng: Kính gửi luật LVN Group! Công ty chúng tôi thành lập 05/05/2016, nhưng do mới thành lập tình hình nhân sự chưa ổn định, công ty tôi đến nay vẫn chưa đăng ký khai trình lao động.Bắt đầu hoạt động từ ngày 06/05/2016, công ty hàng tháng luôn có khoảng hơn 20 công nhân lao động thời vụ dưới 3 tháng, với mức lương hơn 5tr/tháng. Vì công ty chuyên thi công công trình nên số lượng nhân viên không ổn định,( lúc có việc thì thuê, lúc không có việc thì tạm ngưng hợp đồng). Vì thế tôi không biết công ty có phải khai báo tất cả những trường hợp lao động này lên phòng LĐTB&XH không, và khi trả lương, tôi có thực hiện khấu trừ 10% trên thu nhập của họ. Vậy ngoài cam kết *02/CK-TNCN *mà người lao động nộp, thì cty tôi có phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho họ không?( vì họ không yêu cầu). Nếu bắt buộc phải cấp thì trình tự thực hiện như thế nào? và nếu buộc phải đăng ký khai trình lao động, thì trình tự thủ tục ra sao ạ?

Kính mong quý Luật sư của LVN Group hướng dẫn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn. Kính chúc sức khỏe và sự thành đạt!

 Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý cần được sử dụng trong bài viết: 

Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM

 

1. Lập và quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động

The Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH quy định “Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động” là:

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

a) Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);

b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

c) Bậc trình độ kỹ năng nghề;

d) Vị trí việc làm;

đ) Loại hợp đồng lao động;

e) Thời điểm bắt đầu làm việc;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

h) Tiền lương;

i) Nâng bậc, nâng lương;

k) Số ngày nghỉ trong năm, lý do;

l) Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);

m) Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

n) Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

o) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;

p) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

q) Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.

 

2. Báo cáo sử dụng lao động như thế nào? 

Theo Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH quy định “Báo cáo sử dụng lao động” có cá nội dung:

– Việc khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo về việc khai trình sử dụng lao động, tình hình thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo về việc khai trình sử dụng lao động, tình hình thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hằng năm theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

3. Vấn đề khai báo lao động

Theo quy định tại điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, quản lý sổ sử dụng lao động cụ thể như sau:

Điều 7. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

…”

=> Như vậy, lao động làm việc cho công ty bạn có ký kết hợp đồng lao động thì bạn có trách nhiệm khai báo với cơ quan quản lý lao động trong thời hnaj 30 ngày kể từ khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Định kỳ 6 tháng và hằng năm bạn phải khai báo với cơ quan này về tình hình lao động hằng năm của đơn vị mình.

 

4. Khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động

–  Thời gian: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

– Nơi nộp: Phòng Lao Động và Thương Binh Xã hội Quận-Huyện nơi đơn vị đặt trụ sở chính

–  Thủ tục hồ sơ:

Đại diện của doanh nghiệp đi thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định (Kèm theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMND của cá nhân)

+ Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản)

+ Bản khai trình sử dụng lao động (03 bản, mẫu 05).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đơn vị nộp tại Phòng Lao Động Thương Binh và Lao Động quận. Cán bộ kiểm tra hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định sẽ viết phiếu hẹn trả kết quả, trên giấy hẹn cán bộ ghi mã của đơn vị. Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho đại diện doanh nghiệp hoàn thiện bổ sung.

Đến ngày trên phiếu hẹn đơn vị đến Phòng Lao Động và Thương Binh Xã Hội nhận kết quả: 02 bản Khai trình sử dụng lao động có chữ ký và đóng mộc xác nhận của Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

 

5. Có phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động không?

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 2 quy định về khấu trừ thuế như sau:

“a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.”

Như vậy:

– Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế đối với những cá nhân mà doanh nghiệp đã khấu trừ thuế TNCN theo quy định như sau:

+ Những cá nhân có yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thì doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế.

+ Nếu cá nhân không yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thì không phải cấp chứng từ khấu trừ thuế.

+ Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì doanh nghiệp không cấp chứng từ khấu trừ.

Bộ hồ sơ mua Chứng từ khấu trừ thuế như sau :
1. Giấy giới thiệu của cơ quan
2. Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN( mẫu số 17/TNCN)
3. Giấy chứng nhận ĐK thuế hoặc giấy phép ĐK Kinh doanh của công ty.
4. Bản photo CMND của người xin cấp (có tên trong giấy giới thiệu). Nhớ mang Chứng minh thư nhân dân bản chính để đối chiêu.
5. Danh sách lao động thuộc diện khấu trừ thuế (có lúc bắt nộp, có khi không).

Tất cả hồ sơ mang nộp ở Phòng ấn chỉ cục thuế.
– Sau đó sẽ được cấp 1 sổ ST 10 & 1 cuốn chứng từ khấu trừ thuế có 50 số, mỗi số có 2 liên: liên 1 : liên báo soát và lưu, liên 2 giao cho cá nhân được khấu trừ thuế.
– Nếu số lượng CT sử dụng nhiều thì phải báo cáo hàng tháng. Không thì báo cáo quý. Báo cáo theo mẫu số 14/TNCN (bảng kê sử dụng biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập) (lập 2 bản, lưu 1).

 

6. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm theo quy định pháp luật pháp luật hiện hành

Cơ sở pháp lý: Chương II Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM

Nội dung chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm có những vấn đề cần chú ý sau đây:

Số người lao động có việc làm tăng thêm (Điều 3)

– Số người lao động có việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP là số người chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo trước.

– Số người lao động có việc làm tăng thêm được chia theo khu vực thành thị, nông thôn; nhóm ngành kinh tế; giới tính.

– Số người lao động có việc làm tăng thêm được tổng hợp từ thông tin về việc làm của người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật về thông tin thị trường lao động.

Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm (Điều 4)

– Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 11 theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 12 theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động