Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư,

Người gửi: Tuyen TD

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:     1900.0191

Tư vấn thủ tục giám hộ cho trẻ em?

Tư vấn thủ tục giám hộ cho trẻ em 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục  hỏi đáp pháp luật của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005.

2. Nội dung phân tích:

Khoản 2, 3 điều 58 Bộ luật Dân sự quy định:

“Điều 58. Giám hộ 

2. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất năng lực hành vi dân sự. 

3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.”

Trong trường hợp này, bố mẹ các cháu mất khi các cháu đều chưa thành niên vì vậy các cháu phải có người giám hộ. Do ông bà nội đã 80 tuổi sức khỏe yếu, không đủ minh mẫn nên không đáp ứng được các điều kiện giám hộ cho các cháu vì vậy việc giám hộ này sẽ được giao cho cô, dì, chú, bác – những người thân thích có đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên cho các cháu. Điều 61 Bộ luật Dân sự quy định chi tiết về việc này:

“Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên  

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ”

Điều 64 Bộ luật Dân sự quy định:

“Điều 64. Thủ tục cử người giám hộ

1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ”

Như vậy, sau khi cử người giám hộ thì phải lập thành văn bản, văn bản này cần phải có chữ ký của người cử giám hộ. Sau khi lập thành văn bản bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp lên UBND cấp phường, xã để đăng ký giám hộ:

– Giấy cử giám hộ;

– Bản chính giấy CMND, hộ khẩu của người giám hộ, người cử giám hộ và người được giám hộ;

– Bản chính giấy tờ chứng minh điều kiện của người giám hộ;

– Bản chính giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ và người cử giám hộ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group