Trong trường hợp của công ty tôi thì chi nhánh đã được cấp mã số thuế (loại 13 số), riêng cửa hàng mới thuê thêm thì chỉ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh trong giấy ĐKKD và kê khai bổ sung về địa điểm KD, ngành nghề kinh doanh gửi cơ quan thuế địa phương nơi chi nhánh đóng. Có nghĩa là cửa hàng không có mã số thuế riêng. Vậy trong trường hợp này cửa hàng có phải nộp thuế môn bài không ạ ? (Đầu năm chi nhánh đã nộp rồi).

Rất mong được sự tư vấn của Luật sư.

Xin cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật thuế của Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật LVN Group. Với những  thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung tư vấn:

Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn điều lệ hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.

Theo Điểm 1.3  Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014

1.3 Các tổ chức kinh tế bao gồm:

– Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;

– Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);

– Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)… hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số);

Các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:

Đơn vị: đồng

BẬC THUẾ MÔN BÀI

VỐN ĐĂNG KÝ

MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM

– Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

– Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

– Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

– Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

– Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

+ Đối với Doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ.

+ Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là vốn đầu tư.

+ Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.

Trường hợp vốn đăng ký được ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi vốn đăng ký ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

– Căn cứ xác định mức thuế môn bài là vốn đăng ký của năm trước năm tính thuế, ví dụ: Công ty TNHH A vốn đăng ký của năm 2002 là 6 tỷ đồng thì mức Môn bài năm 2003 sẽ được xác định căn cứ vào vốn đăng ký là 6 tỷ đồng và mức thuế Môn bài phải nộp năm 2003 là 2.000.000 đồng/năm. Trong năm 2003 nếu có điều chỉnh tăng, giảm vốn đăng ký thì mức thuế Môn bài năm 2003 vẫn được xác định theo vốn đăng ký năm 2002. Vốn đăng ký mới tính đến cuối năm 2003 là căn cứ để phân bậc Môn bài của năm 2004.

Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế Môn bài của năm sau. Nếu không kê khai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế Môn bài phải nộp“.

Ta thấy, Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)… hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số).

Đơn vị của bạn ở đây là mở một địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, do đó vẫn phải nộp thuế môn bài. 

Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được Cơ quan thuế cấp một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài ( biên lai thuế hay giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh… làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra kinh doanh.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật LVN Group