1. Cuộc đời của Thorstein Bunde Veblen

Thorstein Bunde Veblen sinh ra ở Wisconsin, tổ tiên là người Na Uy, khi lên tám ông phải dọn về một nông trang lớn ở Minnesota. Năm 1874 ông vào học Cao đẳng Carleton, một trường đào tạo của tôn giáo, nơi đây ông nhanh chóng chứng minh sự nổi bật của mình cùng với thái độ quan tâm đến vấn đề (kể cả tôn giáo). Veblen cũng học ở Đại học Johns Hopkins, tại đây và ở Đại học Yale – nơi đây ông nhận bằng Tiến sĩ triết học năm 1884, ông chịu ảnh hưởng của J. B. Clark. Do không thể kiếm được chức giáo sư Đại học, ông trở về nông trang của bố, trong suốt bảy năm ông theo quan điểm chiết trung, say sưa nghiền ngẫm tài liệu khoa học xã hội kể cả kinh tê. Năm 1890, Veblen vào Đại học Cornell trong tư cách nghiên cứu sinh, nhưng sau đó ít lâu ông làm trưởng khoa Đại học Chicago và trở thành chủ bút tờ Journal of Political Economy.

Trong nhiệm kỳ 12 năm ở Chicago (ông bị sa thải vì trong năm 1904 dính líu chuyện tình dục với một nữ sinh), Veblen trở thành nhà phê bình kinh tế, được xã hội kính trọng. Trong vô số các bài đăng các báo và viết sách, kể cả tác phẩm Theory of the Leisure Class (1899) cực kỳ nổi tiếng, ông đánh giá vấn đề trong các định chế xã hội đang tồn tại lúc đó và phê phán kịch liệt phân tích kinh tế cổ Điển và Tân Cổ Điển. Uy tín của Veblen trong tư cách một nhà tư tưởng và viện sĩ hàn lâm không đủ để giúp ông vượt qua những vụ xúc phạm thường xuyên, trắng trợn của tập tục xã hội vì sự công kích chua cay của ông đối với giới doanh nhân tài trợ cho Đại học. Người ta yêu cầu ông thôi việc.

Sau khi rời Chicago, ông dạy học ở Đại học Stanford, và Missouri, ở Trường nghiên cứu xã hội mới, ông không hề vượt khỏi cương vị trợ lý giáo sư. Năm 1927 ông trở về California và mất ngày 3/8/1929, một vài tháng trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ (Điều này đã được ông dự đoán trước đó).

2. Đánh giá của học trò về Veblen

Học trò ông, Wesley c. Mitchell tóm tắt cuộc đời của Veblen như sau:

“Một người dị giáo cần một tâm hồn cao thượng, mặc dù được duy trì bằng niềm tin cho Tằng ông mãi mãi đúng và chắc chắn được phần thưởng ở kiếp sau. Người dị giáo xem quan điểm của chính mình không gì khác là quan điểm của tương lai với suy nghĩ cần thêm dũng khí kiên quyết hơn. Veblen có dũng khí như thế. Trọn cuộc đời đầy phiền toái của mình, ông đối mặt với thái độ thù địch từ bên ngoài và ngờ vực ở bên trong với nụ cười thách thức giễu cợt. Không biết chắc điều gì sẽ đến trong tương lai, ông làm công việc của ngày nay ở mức ông nghĩ là tốt nhất, có được niềm vui thú của một triết gia từ việc làm bạn với ý tưởng và sử dụng “sự nhanh trí và chậm chạp trong châm biếm” đối với bạn bè. Cho dù vấn đề gì đến với ông chăng nữa, và thường là vấn đề khó chịu, ông không hề thỏa hiệp tri thức” (Thorstein Yeblen trong What Veblen Taught, trang 159).

3. Khả năng trí tuệ phi phàm

Trong khi thực tế về cuộc đời của Veblen tương đối đơn giản thì trí tuệ và “định kiến”của ông thì không. Veblen có khả năng phi thường khi nghiên cứu thế giới thật và thế giới các quan điểm (nước Mỹ lúc chuyển sang thế kỷ mới) từ “bên ngoài”. Một thời gian ông quy cho việc chiếm lĩnh khoa học, tri thức của người Do Thái ở châu Âu là do họ thiếu định kiến đương đại và đối với sự mải mê ban đầu của họ trong nền văn hóa đóng dấu “trước Công nguyên”. Giống như họ, và có lẽ bởi vì về bản chất cơ sở văn hóa Bắc Âu trong thời thanh niên của ông, Veblen có khả năng xét xã hội phần lớn theo cách tiếp cận của một nhà nghiên cứu bệnh học khám nghiệm tử thi. Ông tò mò về những gì làm cho các tiến trình xã hội và kinh tế trở thành “dấu kiểm” và nhất là đối với mô hình và phương pháp thay đổi xã hội bằng cách nào như tổng số các định chế văn hóa và công nghệ.

Yếu tố hình thành định kiến của chính Veblen rất nhiều. Quan điểm của ông về nhân tính được định hình bằng chủ nghĩa hành vi và nhất là bằng lý thuyết về bản năng và thói quen. Quan điểm của ông về nhân tính, như chúng ta chứng kiến, nằm trong sự tương phản rõ nét với nhận thức theo chủ nghĩa Duy lý và thuyết Hiệu dụng của những tác giả cổ Điển và Tân cổ Điển. Quan điểm Spencer-Darwin về sự thay đổi tiến hóa xã hội và sinh học có tác động chính đến “thế giới quan” của Veblen, như triết học trường phái định chế của William James. Veblen cũng không tin toán học và thống kê học như công cụ khoa học, thật trớ trêu khi gọi tên những người viện đến những cách tính toán như thế là “những người trượt thước loga đầy sinh khí” (Tương tự như thuật ngữ “computer jockeys” ngày nay thường dùng).

Suy nghĩ của Veblen về các chủ đề cụ thể thường khó giải mã. Phát biểu lác đác, chắp vá, thường mâu thuẫn, rải rác trong hầu hết ấn phẩm của ông. Đánh giá “hệ thống” của ông không làm cho dễ dàng hơn bằng thực tế nghiên cứu bút chiến, thành kiến cá nhân, phát biểu quy phạm vô cớ, thuyết khuyển nho và rất chua cay trong trước tác. Sự làm chủ tiếng Anh xuất sắc của ông đã khiến một số bạn đọc phải tra từ điển, về cơ bản, nghiên cứu của Veblen giống như trượt xe của Ferris, vấn đề không phải là trèo lên ở đâu vì người cưỡi luôn phải quay trở về cùng một điểm. Điểm cơ bản trong lý thuyết của Veblen được hình thành đầu tiên và hầu như vẫn giữ nguyên không đổi trong suốt tác phẩm trong cuộc đời ông. Quả thật, người ta cho rằng những tác phẩm sau này đơn thuần chỉ là những mở rộng và hoàn thiện một chính đề trình bày lúc đầu. Lúc này chúng ta chuyển sang chính dề ấy, bắt đầu bằng quan điểm của Veblen về nhân tính và quan điểm của ông về phương pháp kinh tế học.

4. Phương pháp nghiêm cứu của Veblen

Tác giả Cổ Điển luôn đặt con người trong vai trò của những cỗ máy đau khổ và thích thú. “Bàn tay vô hình” hay cái gọi là quy luật tự nhiên kìm hãm con người trong tiến trình và nói chung thúc đẩy hàng hóa nhiều nhất trong xã hội. Veblen phê bình suy nghĩ này cho rằng vô nghĩa hời hợt. Con người, theo quan điểm của Veblen, là sinh vật phức tạp hơn rất nhiều dìu dắt bằng bản năng cụ thể và mang đặc điểm hành vi và thói quen theo bản năng. Người ta không “làm các máy tính nhanh nhẹ bớt” đối với thích thú và đau khổ mà đúng ra là những sinh vật hiếu kỳ , bằng bản tính luôn giải quyết vấn đề bằng phương pháp mới. Tóm lại, con người có tính hiếu kỳ thật sáng tạo và cũng là những sinh vật có xu hướng và thói quen.

Trong một nghiên cứu nhân chủng học văn hóa nhân loại, Veblen kết luận một số bản năng chẳng hạn như “bản năng khéo léo” áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi xã hội. Veblen nhận thấy các tình huống vật chất bao quanh con người đều bao gồm yếu tố có ý nghĩa nhất trong việc xác định xu hướng và định kiến về thế giới. Chúng ta xét vấn đề trong thứ tự sau. Cơ sở thế giới quan, liệu thế giới quan của một cá nhân hay một xã hội (phản ánh chính xác của đa số cá nhân), chủ yếu dựa vào tình huống vật chất cụ thể (vì thế cũng là công nghệ) trong đó con người tìm thấy chính mình. Lần lượt, những điều này làm tăng mối quan hệ giữa con người và tài sản, con người và triết học, con người và tôn giáo, con người và hệ thống chính trị-pháp lý và v.v… Thế giới quan được giả thiết trên những điều kiện vật chất của một thời đại cụ thể bất kỳ. Định chế – biện pháp xử lý vấn đề, suy nghĩ về vấn đề, và phân phối phần thưởng cho công việc, v.v… cũng tăng sự hỗ trợ một tập hợp các tình huống vật chất. Hầu hết con người đều bị đóng dấu một tập hợp các định kiến độc đáo đối với thời gian và địa điểm cụ thể không thể gột sạch, và quan trọng nhất, những định kiến này dựa trên hệ thống công nghệ nhất định. Sự tương tác được thừa nhận của Veblen một mặt giữa các định chế công nghệ, và mặt khác định chế thuộc nghi thức, hình thành nguyên nhân chính thay đổi trong hệ thống của ông.

Quan điểm của Marx về nhân tính và tác động của công nghệ đối với văn hóa một phần giống với quan điểm của Veblen, nhưng khác về cơ bản, quan điểm của Marx là mục đích luận, theo thuyết quyết định, tiền Darwin sau cùng dẫn đến sự chuyển biến xã hội thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lý thuyết của Veblen về sự thay đổi văn hóa và định chế theo học thuyết tiến hóa sinh học của Darwin trong đó “mục đích” không được dự đoán chính xác. Sự ứng dụng các nguyên tắc tiến hóa vào văn hóa nhân loại là theo quan điểm của Veblen, thậm chí tới hạn hơn vì tiến hóa sinh học của con người và khả năng trí tuệ về cơ bản không đổi trong hàng ngàn năm, trong khi tiến hóa văn hóa phát triển ở một tiến độ nhanh hơn nhiều. Nói cách khác, ấn tượng tiến hóa hầu như mang tính văn hóa độc quyền. Vì thế, sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Veblen, cũng như trong thực tế giữa tất cả các tác giả khác trong đó có cả các tác giả Cổ Điển. Để nhận thức đầy đủ hơn về khái niệm thay đổi kinh tế, văn hóa quan trọng này, chúng ta phải xét những khác biệt chính mà Veblen phác họa giữa phương pháp nghiên cứu kinh tế “thích hợp” và phương pháp được người khác chấp nhận trong thực tế.

5. Lý thuyết về doanh nghiệp kinh doanh

Vấn đề chính của Veblen là sự xung đột giữa “doanh nghiệp” và “ngành công nghiệp”.
Veblen xác định doanh nghiệp là những chủ sở hữu và những người lãnh đạo có mục tiêu chính là lợi nhuận của công ty họ, nhưng với nỗ lực giữ lợi nhuận cao, họ thường cố gắng hạn chế sản xuất. Bằng cách cản trở hoạt động của hệ thống công nghiệp theo cách đó, “doanh nghiệp” đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội (ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp cao hơn). Như đã nói, Veblen xác định các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là nguồn gốc của nhiều vấn đề trong xã hội, mà ông cảm thấy cần được dẫn dắt bởi những người như kỹ sư, những người hiểu hệ thống công nghiệp và hoạt động của nó, đồng thời quan tâm đến phúc lợi chung của xã hội tại lớn.
LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)